Định hướng phát triển
Thứ bảy 30/11/2024
Phải giảm tổng cầu nền kinh tế
 
TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nêu quan điểm trên trong cuộc trao đổi về tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay
* Phóng viên: Thưa ông, từ đầu năm, Chính phủ đưa ra thông điệp ưu tiên kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2011, nhưng vừa qua, Ngân hàng Nhà nước lại điều chỉnh tỉ giá VNĐ/USD cùng với dự kiến điều chỉnh giá điện, xăng dầu, than theo thị trường. Như vậy, liệu có kiềm chế được lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô?
 
TS Trần Du Lịch:
 
* Ông có thể nói rõ hơn về một mặt bằng giá mới là như thế nào?
 
- Từ quý IV/2010 đến nay, nguyên nhân lạm phát của nền kinh tế nghiêng về yếu tố chi phí đẩy nên giá cả hàng hóa  dịch vụ trên thị trường tự hình thành một mặt bằng mới. Mặt bằng này thể hiện chỉ số CPI hằng tháng, mà hiện nay chưa lường được nó cứ từng bước nhích lên bao nhiêu và đến bao giờ. Chính phủ cần chủ động tạo mặt bằng giá mới thông qua việc tính toán một gói giá cả cần điều chỉnh như điện, than, xăng dầu và cả điều chỉnh lương tối thiểu vào đầu tháng 5 nữa. Với động thái này, chỉ số CPI có tăng nhanh trong vài tháng trước mắt nhưng nền kinh tế sẽ hình thành một mặt bằng giá mới so với cuối năm 2010 (thể hiện qua chỉ số CPI) và sau đó giữ sự ổn định tương đối trên mặt bằng này.
Cần thắt chặt tài khóa và chính sách tiền tệ để chống lạm phát. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất bóng đèn compact tại Công ty CP Bóng đèn Điện QuangẢnh: Hồng Thúy
 
* Nhưng có gì chắc chắn là giữ được mặt bằng giá mới khi hình thành?
 
- Vấn đề là ở đây. Giải pháp trên chỉ khả thi nếu Chính phủ quyết liệt và chấp nhận giảm tốc độ tăng GDP so với mục tiêu 7%-7,5%, mà chỉ nhằm vào mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể là phải thắt chặt chính sách tiền tệ như hạn chế tốc độ tăng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tăng cung tiền chỉ mức 15%-16%; cắt giảm đầu tư và chi tiêu công; giảm bội chi ngân sách; tạm thời gian kéo dãn những công trình đầu tư mà phải nhập khẩu nhiều vật tư, nguyên liệu để giảm nhập siêu; giảm thâm hụt cán cân vãng lai...  tạo niềm tin cho thị trường về khả năng giữ ổn định tỉ giá VNĐ.
 
Nói chung là phải giảm tổng cầu của nền kinh tế. Đây là điều kiện để giữ được mặt bằng giá mới khi hình thành. Nếu kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin của thị trường được củng cố  thì với sức sống của nền kinh tế Việt Nam, việc tăng GDP 6%-7% là điều không khó. Trong bối cảnh hiện nay, không nên hướng chính sách kinh tế-tài chính vào chỉ tiêu này mà phải thực sự hướng vào mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
 Vấn đề điều chỉnh tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước  vừa qua thực chất là sự “hợp pháp hóa” tỉ giá đã hình thành trên thị trường trong nhiều tháng qua, chứ không mang ý nghĩa phá giá VNĐ. Tỉ giá tăng 9,3% cùng với sự giảm biên độ giao dịch từ ±3% xuống còn ±1% có nghĩa sự điều chỉnh tăng thêm 7% cộng với 2 lần điều chỉnh trong năm 2010 thì VNĐ giảm giá so với USD cũng chỉ tương đương với sự mất giá của VNĐ trên thị trường nội địa mà thôi. Do đó, việc điều chỉnh tỉ giá là điều phải làm, không thể để tồn tại một tỉ giá danh nghĩa quá lâu sẽ phát sinh nhiều tiêu cực cho nền kinh tế. Còn vấn đề thị trường hóa giá cả một số sản phẩm hàng hóa dịch vụ thiết yếu như điện, than, xăng dầu... tiến  tới xóa bao cấp hoàn toàn các loại hàng hóa  này cũng là vấn đề đặt ra từ nhiều năm nay và cũng không thể kéo dài mãi. Nhưng vấn đề là cách làm để đạt đến mục tiêu  ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở một mặt bằng giá mới của cả nền kinh tế.


 
Theo Laodong.com
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • Đẩy lùi HIV/AIDS, ma túy, mại dâm là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài   (17/02/2011)
  • Sản xuất nông nghiệp đầu năm 2011: Quyết tâm có một năm thắng lợi toàn diện   (17/02/2011)
  • Quy hoạch di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu   (09/02/2011)
  • TP Hồ Chí Minh hướng tới bước đột phá về công nghệ cao   (07/02/2011)
  • Kinh tế tư nhân có cơ hội mới   (04/02/2011)
  • Chấn chỉnh việc cấp GCN đầu tư dự án thép ở địa phương   (01/02/2011)
  • Nên cải biến cách ăn tết   (30/01/2011)
  • Thủ tướng chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện   (28/01/2011)
  • Tăng cường phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm   (27/01/2011)
  • Đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ Đông Xuân 2011   (25/01/2011)
  • Kiềm chế lạm phát: Khó cũng phải làm   (21/01/2011)
  • Cách nào Việt Nam thành nước có thu nhập cao?   (16/01/2011)
  • Trước mắt chưa điều chỉnh tăng giá xăng dầu   (15/01/2011)
  • Niềm tin triển vọng tươi sáng kinh tế Việt Nam năm 2011   (13/01/2011)
  • 7 nhóm giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011   (11/01/2011)