Thứ sáu 29/11/2024
in trang
Ngành Y tế Lai Châu đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
 
Những năm qua nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của các ban, ngành trong tỉnh, cùng với các chính sách hỗ trợ cho trẻ em và bệnh nhân nghèo của Trung ương và của các dự án nước ngoài, công tác khám chữa, bệnh của tỉnh Lai Châu có nhiều thuận lợi, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh.
  

Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân AIDS

tại Khoa Truyền nhiễm. Ảnh: CTV.

 

Theo báo cáo thống kê của Sở y tế, tính đến nay tổng số giường bệnh trong toàn tỉnh là 1.184 giường, công suất thường xuyên sử dụng giường bệnh tại các cơ sở y tế vào khoảng 85-90%. Tính riêng trong năm 2011, tỉnh đã khám và điều trị cho khoảng 390 ngàn bệnh nhân nghèo, trong đó điều trị nội trú cho trên 16 ngàn người, điều trị ngoại trú cho khoảng 327 ngàn người. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, tỉnh đã khám cho trên 132 ngàn bệnh nhi, trong đó điều trị nội trú cho khoảng 9 ngàn lượt, điều trị ngoại trú cho khoảng 103 ngàn lượt.

  
Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh, công tác tổ chức bộ máy đã dần ổn định, các khoa phòng chuyên môn hoạt động có hiệu quả, bước đầu nâng cao chất lượng khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Công tác khám, chữa bệnh tại các tuyến cơ sở cũng hoàn thành tốt việc thường trực cấp cứu 24/24h, đặc biệt là cấp cứu bệnh nhân trong dịp lễ, tết và các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn. Mặc dù vậy, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong việc quản lý thẻ khám, chữa bệnh và cung ứng vận chuyển thuốc xuống cơ sở. Hơn nữa, ở một số địa phương, cơ sở vật chất bị hư hỏng, trang thiết bị y tế thiếu, chưa đồng bộ; việc khám chữa bệnh, cấp thuốc kê đơn, quản lý sử dụng thuốc, thanh quyết toán thuốc, vật tư tiêu hao tại các trạm y tế xã còn một số tồn tại cần phải được nhanh chóng giải quyết.
 
Xét một cách toàn diện, chất lượng khám, chữa bệnh tại tỉnh Lai Châu tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực song so với yêu cầu đặt ra vẫn còn những hạn chế. Năng lực của một số cán bộ so với nhu cầu xã hội còn chưa cao, nhất là trong việc chẩn đoán, điều trị và khai thác sử dụng các thiết bị hiện đại; các biện pháp tự đào tạo còn ít được thực hiện hoặc hiệu quả thấp, dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh chậm chuyển biến so với yêu cầu; việc thực hiện các quy chế chuyên môn một số mặt chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên.
  
Tiếp tục nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, trong năm tới, Ngành y tế tỉnh xác định một số mục tiêu cơ bản là giảm tỷ lệ sinh 0,045%, tỷ lệ dân số trung bình 2,95%, tăng tỷ lệ dân số tự nhiên 0,23%; 38,8% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về Y tế (40 xã); 6 bác sỹ/vạn dân; số xã, 20 xã, phường, thị trấn có bác sỹ(19,4%); giảm tỷ lệ sinh con thứ ba.
  
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, Ngành y tế đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, trong đó ngành. Cụ thể là, cần đặc biệt chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quán triệt nâng cao nhận thức vai trò, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, mỗi người dân trong việc bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe.
 
Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, y tế. Chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ y tế, tăng cường công tác xây dựng Đảng và phát triển Đảng viên. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao dần nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ y tế từ tuyến tỉnh về tuyến huyện và cơ sở để tăng cường chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến dưới, chuyển giao các công nghệ, kỹ thuật mới; đi đôi với trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho đội ngũ y bác sỹ điều trị tuyến huyện và cơ sở.
         
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế, huy động các cấp, các ngành các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
         
Phối hợp với chính quyền địa phương vận động nhân dân triển khai xây dựng phong trào làng văn hóa sức khỏe, phong trào vệ sinh nông thôn với 3 công trình nước sạch, nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh.
         
Xây dựng mạng lưới y tế dự phòng có sự tham gia của cộng đồng, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục để người dân hiểu và chủ động thực hiện tốt các biện pháp tự phòng chống bệnh dịch, nâng cấp và củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh chủ động giám sát dịch tễ để phát hiện sớm các nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh, có các phương án bố trí đội ngũ y tế dự phòng cơ động chống dịch, sẵn sàng đối phó khi có dịch. Giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch.
                  
 
Thu Hoài