Sau 2,5 năm triển khai thực hiện Đề án “Phát triển du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020” đã đạt được hiệu quả tích cực; du lịch trên địa bàn tỉnh từng bước khẳng định là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ; công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng trong cơ cấu khối dịch vụ; công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường; hạ tầng du lịch được cải thiện; dịch vụ, sản phẩm du lịch được quan tâm, đầu tư, phát triển ngày càng đa dạng về cả chất lượng và số lượng.
Chợ phiên San Thàng, thành phố Lai Châu bán nhiều sản vật của địa phương.
Các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, các loại hình văn hoá nghệ thuật đặc sắc của các dân tộc tiếp tục được sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị. Từ đó, tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, góp phần thu hút, mở rộng thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm. Hoạt động xúc tiến, quảng bá bước đầu đạt hiệu quả; nhận thức của người dân về vị trí, vai trò và hiệu quả của du lịch đối với phát triển kinh tế của gia đình và địa phương được nâng lên. Cảnh quan, vệ sinh môi trường tại một số làng/bản, điểm du lịch ngày càng được cải tạo “xanh-sạch-đẹp”. Du lịch phát triển góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nâng nghiệp sang du lịch dịch vụ, tạo thêm nguồn lực cho việc xây dựng nông thôn mới ngay tại cơ sở và từng bước xây dựng hình ảnh mảnh đất, văn hoá, con người Lai Châu thân thiện, an toàn, mến khách đến bạn bè trong nước và quốc tế; đưa Lai Châu trở thành điểm đến mới được nhiều du khách lựa cọn làm điểm tham quan, trải nghiệm.
Phụ nữ Mông tự thêu trang phục, giữ gìn nét đẹp truyền thống dân tộc.
Du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp đã tạo một số điểm nhấn phục vụ khách tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh, ghi hình như một số đồi chè có cảnh quan đẹp tại xã Phúc Khoa, trang trại Tân Châu Farm tại thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên; trang trại trồng rau thuỷ cảnh, mô hình trồng hoa hồng tại xã San Thàng, thành phố Lai Châu; các vườn cây ăn quả đào, lê, mận… tại khu vực xã Giang Ma, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường. Và đặc biệt là cọn nước ở xã Bản Bo, huyện Tam Đường là mô hình sinh thái gắn với nông nghiệp đã thu hút được đông đảo du khách đến tham quan, chụp ảnh, nhất là vào các dịp lễ, tết và những ngày cuối tuần.
Người dân đi chợ phiên San Thàng, thành phố Lai Châu.
Cùng với đó, chợ phiên vùng cao là một trong những điểm nhấn của du lịch khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh ta nói riêng. Một số địa phương có chợ phiên vùng cao đã đầu tư nâng cấp, đồng thời kết hợp với đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bán đồ lưu niệm, sản vật địa phương và các món ăn dân tộc phục vụ du khách như chợ phiên San Thàng (thành phố Lai Châu) họp vào thứ 5 và Chủ nhật hàng tuần; chợ phiên Sìn Hồ (huyện Sìn Hồ) họp vào Chủ Nhật; chợ phiên Dào San (huyện Phong Thổ) họp vào thứ 7. Đến nay, chợ phiên trên địa bàn tỉnh đã trở thành một điểm đến thu hút khách tham quan, mua sắm, nghiên cứu, giao lưu, tìm hiểu bản sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số vùng cao.
Nhộn nhịp chợ phiên San Thành, thành phố Lai Châu.
Việc đầu tư phát triển du lịch đã được tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn chủ động, tích cực trong công tác tham mưu, phối hợp thực hiện dựa trên tiềm năng và lợi thế sẵn có. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có số điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm. Du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hoá danh lam thắng cảnh bước đầu đã được đầu tư, nâng cấp gắn với khai thác bền vững giá trị cảnh quan thiên nhiên, cải tạo cảnh quan môi trường và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống, tạo thành những điểm đến hấp dẫn. Nhiều lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều du khách...
Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại Ngày hội văn hoá các dân tộc huyện Tam Đường
Đặc biệt, thời gian qua tỉnh đã quan tâm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đầu tư để đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, điểm vui chơi, giải trí, mua sắm, vận chuyển, lữ hành… Đến nay, các loại hình dịch vụ cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, khách du lịch, khách công vụ khi đến tham quan và làm việc tại Lai Châu. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Lai Châu đã được quan tâm, chú trọng. Hàng năm, các đơn vị chuyên môn trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng các kế hoạch quảng bá, xúc tiến dưới nhiều nội dung và hình thức; đồng thời đã thường xuyên cập nhật và đăng tải thông tin du lịch trên nhiều website; hệ thống các trang mạng xã hội; ký kết với tổng đài Viettel và Vinaphone gửi trên 547.600 tin nhắn quảng bá du lịch qua thuê bao di động của du khách đến địa phận tỉnh Lai Châu; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ thuật số thực hiện các chương trình quảng bá và các chương trình trải nghiệm thực tế...
Nhằm tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển sản phẩm du dịch trên địa bàn 8 huyện, thành phố để tăng sức hấp dẫn đối với du khách; ưu tiên đầu tư hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn kinh tế đầu tư phát triển du lịch vào Lai Châu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch; đổi mới công tác quảng bá, xúc tiến với việc xây dựng ứng dụng “Du lịch thông minh” trên smartphoen với 2 ngôn ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành phát huy vai trò để quảng bá xúc tiến hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp, địa phương…
Do vậy, lượng khách đến Lai Châu ngày càng nhiều và có tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong đó, ngoài thị trường khách nội địa và quốc tế truyền thống còn phát triển thêm thị trường khách mới nội địa và quốc tế. Đến nay, 4/4 chỉ tiêu của Đề án đã đạt và vượt so với Nghị quyết: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân đạt 14,6%/năm (vượt so với kế hoạch đề ra từ 1,6-2,6%/năm); tổng số cơ sở lưu trú đạt 111 cơ sở (vượt 0,9% chỉ tiêu Đề án) với 2.028/2.200 buồng/phòng đạt tiêu chuẩn đón tiếp khách du lịch; tổng doanh thu khách du lịch đạt 64,5% so với chỉ tiêu Đề án; nguồn nhân lực du lịch có 5.200 người, đạt 94,5% chỉ tiêu Đề án.
Tuy nhiên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Nghị quyết ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có; thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách còn thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch ở một số khu, điểm phát triển chậm, thiếu đồng bộ; thiếu các dự án đầu tư lớn, đặc biệt là các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm quy mô, chất lượng cao; các trạm dừng chân ngắm cảnh, thiếu biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; sản phẩm du lịch, quà lưu niệm còn đơn điệu, thiếu tính đặc trưng, chưa có sản phẩm du lịch chất lượng cao và tính cạnh tranh nổi trội tại khu vực. Các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số được tổ chức còn khiêm tốn cả về quy mô và mức kinh phí, chưa thực sự trở thành sản phẩm du lịch văn hoá có sức hút đối với khách du lịch; thiếu các dịch vụ bổ trợ cho du lịch như vui chơi, giải trí, khu ẩm thực, khu mua sắm, khu giao lưu văn hoá nghệ thuật… để kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
Nhằm tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển sản phẩm du dịch trên địa bàn 8 huyện, thành phố để tăng sức hấp dẫn đối với du khách; ưu tiên đầu tư hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn kinh tế đầu tư phát triển du lịch vào Lai Châu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch; đổi mới công tác quảng bá, xúc tiến với việc xây dựng ứng dụng “Du lịch thông minh” trên smartphoen với 2 ngôn ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành phát huy vai trò để quảng bá xúc tiến hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp, địa phương…