Thứ bảy 30/11/2024
in trang
Một số trường hợp không vi phạm sinh 1 hoặc 2 con, áp dụng từ 12/5/2011
 
Quy định mới về một số trường hợp không vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con sẽ chính thức được áp dụng từ 12/5/2011 (Nghị định 18/2011/NĐ-CP).
 
Cổng TTĐT Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) về lý do, sự cần thiết, tác dụng của chính sách dân số này - một vấn đề liên quan thiết thân đến đời sống nhân dân.
 

Ông Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ

 

Ông Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐNghị định số 20/2010/NĐ-CP (Nghị định 20) ngày 8/3/2010 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số. Điều 2 của Nghị định 20 quy định chi tiết 7 nhóm đối tượng được coi là không vi phạm quy định sinh 1-2 con. Trong đó, khoản 6 quy định trường hợp đã từng có con riêng: “Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống”.:
Nghị định 18 đã quy định chi tiết hơn khoản 6 Điều 2 Nghị định 20 về trường hợp các cặp vợ chồng mà 1 hoặc 2 người đã có con riêng theo hướng phân chia thành 3 nhóm là:
Nhóm 1, chỉ 1 trong 2 người (vợ hoặc chồng) có con riêng (con đẻ).
Nhóm 2, cả 2 người đều đã có con riêng (con đẻ).
Nhóm 3, 2 người đã có 2 con chung trở lên (con đẻ) và hiện đang còn sống. Họ trước đây có thể đã kết hôn, sau đó ly hôn và nay lại tái hôn hoặc trước đây chưa bao giờ kết hôn nhưng đã sống với nhau như vợ chồng.
Cụ thể, Nghị định 18 đã quy định đối với 3 nhóm trên như sau: Nhóm 1: sinh 1 hoặc 2 con, tương tự như những cặp vợ chồng kết hôn lần đầu, chưa có con riêng. Nhóm 2: sinh 1 hoặc 2 con trở lên trong cùng một lần sinh. Nhóm 3: nếu sinh thêm con là vi phạm quy định sinh 1-2 con.
PV: Xin ông cho biết sự cần thiết có quy định mới này?
Ông Dương Quốc Trọng So với Nghị định 20,  Nghị định 18 đã “mở rộng” thêm nhóm 1, chỉ một trong 2 người (vợ hoặc chồng) có con riêng (con đẻ). Điều đó thể hiện tính nhân văn trong chính sách DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước.:
Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 20, có một số trường hợp người chồng đã có con riêng nhưng người vợ mới kết hôn lần đầu, nếu sinh con thứ 2 lại vi phạm quy định nên có những ý kiến đề nghị cần sửa đổi.
Vì vậy, việc sửa đổi quy định này là cần thiết, vừa đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ như nhau giữa các nhóm đối tượng, bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ, vừa tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc vận động người dân tự nguyện thực hiện chính sách DS-KHHGĐ cũng như tổ chức thực hiện Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020.
PV: Với việc thực hiện quy định mới, liệu sẽ xuất hiện tình trạng có một số người dân “lách luật” không, thưa ông?
Ông Dương Quốc TrọngNghị định 18 có “mở rộng” thêm nhóm 1 nên trong thời gian tới có thể sẽ xuất hiện tình trạng “lách luật”. Nhưng tôi nghĩ sẽ không phải là vấn đề lớn bởi vì từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác DS-KHHGĐ là một “cuộc vận động lớn”. :
Chúng ta phải thường xuyên, liên tục tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục mỗi cặp vợ chồng và cá nhân tự nguyện, tự giác thực hiện chính sách DS-KHHGĐ vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi con người, của mỗi gia đình, vì sự ấm no của cộng đồng, vì tương lai của dân tộc, để “ý Đảng” thực sự trở thành “lòng dân”. Chúng ta không dùng mệnh lệnh hành chính, chúng ta lại càng không bao giờ ép buộc việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Có như vậy, kết quả công tác DS-KHHGĐ mới thực sự bền vững.
PV: Vậy chính sách này có tác dụng như thế nào đối với trường hợp cặp vợ chồng có thể ly hôn nhiều lần để có điều kiện được sinh thêm con theo mong muốn?
Ông Dương Quốc TrọngĐây cũng là một giả thiết được đặt ra, nhất là những trường hợp còn mang nặng tư tưởng lạc hậu, lỗi thời, mong muốn có nhiều con, mong muốn phải có con trai bằng mọi giá.:
Tuy nhiên, những số liệu của cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở ngày 1/4/2009 và những số liệu báo cáo hằng năm đã minh chứng công tác DS-KHHGĐ trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất tốt đẹp. Nên nếu có những trường hợp nêu trên cũng chỉ là cá biệt và chúng ta cần tuyên truyền, thuyết phục để họ hiểu và làm đúng chính sách của Đảng và Nhà nước, trước hết vì hạnh phúc của gia đình họ và cũng vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội.
PV: Tương tự như vậy, hiện Cổng TTĐT Chính phủ nhận được khá  nhiều câu hỏi của người dân về chính sách này. Trong đó có nêu trường hợp tái hôn giữa 2 người đã có 1 con chung thì liệu sẽ được áp dụng quy định là “được sinh 1 con hoặc 2 con” theo quy định sửa đổi không, thưa ông?
Ông Dương Quốc TrọngTrường hợp này đương nhiên họ sẽ được “quyền” sinh lần thứ 2 và nếu như sinh 1 hoặc 2 con trở lên trong lần sinh đó thì được coi là không vi phạm quy định sinh 1-2 con.:
PV: Trân trọng cảm ơn Tổng cục trưởng!
PV: Xin ông cho biết, quy định mới tại Nghị định 18/2011/NĐ-CP (Nghị định 18) cụ thể là như thế nào, có sửa đổi so với quy định cũ là gì?
 
Theo Chinhphu.vn