Thứ năm 28/11/2024
in trang
Chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020, định hướng chính sách giai đoạn 2021-2025
 
 
Lai Châu đáng giá Chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020, định hướng chính sách giai đoạn 2021-2025.
  
Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới, phía Tây Bắc Tổ quốc giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, có đường biên giới dài 265,095km; diện tích tự nhiên 9.068km2; toàn tỉnh hiện có 07 huyện, 01 thành phố (trong đó, có 4 huyện biên giới, 4 huyện nghèo); 108 xã, phường, thị trấn, trong đó: 62 xã đặc biệt khó khăn, chiếm 57%; 38 xã khu vực II, chiếm 35% (có 23 xã biên giới); 1.169 thôn bản, trong đó 696 bản đặc biệt khó khăn, chiếm 60%; dân số 447.370 người, số người dân tộc thiểu số 375.646 người, chiếm 84%, gồm 20 dân tộc (trong đó có 4 dân tộc rất ít người là Cống, Mảng, La Hủ và Si La).
 
2. Về cơ sở hạ tầng
 
Số xã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa là 95/96 xã, đạt 98%; 88% số thôn, bản có đường giao thông đi lại được cả hai mùa; Tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia đạt 92%; 100% số xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình.
  
3. Về phát triển kinh tế và giải quyết việc làm
  
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 3,92%, thu nhập bình quân đầu người đạt 31,4 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo toàn tỉnh là: 28.257 hộ, chiếm tỷ lệ 29,83%, trong đó có 27.912 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 98,78% trong tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.Giai đoạn 2016-2018, đã giải quyết việc làm mới cho 20.772 người; đào tạo nghề cho 20.135 chỉ tiêu, nâng tỷ lệ qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật đến cuối năm 2018 đạt 46,33%.
 
4. Về văn hóa, xã hội
 
4.1 Công tác giáo dục
 
Ngành giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, chất lượng giáo dục năm học 2017 - 2018 được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng so với năm học trước, đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học tiếp tục được đầu tư; đang triển khai xây dựng kế hoạch sắp xếp tổ chức lại hệ thống các trường học các cấp; tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, hiện toàn tỉnh có 132 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 31,1%), đạt 86,84% kế hoạch, tăng 20 trường so với cùng kỳ năm trước.
 
 
4.2. Công tác y tế
 
 Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe được duy trì; chủ động triển khai tốt công tác y tế dự phòng, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Đến nay, toàn tỉnh có 70/108 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế.Chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc điều trị thuốc ARV, điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone được triển khai theo kế hoạch; đến hết tháng 5/2018, tỷ lệ trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên chiếm 17,42%, giảm 0,2 điểm % so với cùng kỳ năm trước.
 
4.3. Công tác văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông
 
Các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các lễ hội truyền thống thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân, du khách tham gia, hưởng ứng; tiếp tục đẩy mạnh triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.  
 
Các cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông, các sở ngành, địa phương trong tỉnh tập trung tuyên truyền, phản ánh kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh.
 
4.4. Công tác dân tộc, tôn giáo
 
Các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc được tập trung chỉ đạo, triển khai theo kế hoạch; thực hiện rà soát tiêu chí bổ sung xã ĐBKK, bản ĐBKK đối với các bản mới thành lập, bản bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Công tác chăm lo đời sống hộ DTTS nghèo, người có uy tín, hộ gia đình chính sách khó khăn được quan tâm thực hiện.
 
Chính sách tôn giáo, bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật; tình hình tôn giáo, tín ngưỡng cơ bản ổn định.
 
5. Quốc phòng, an ninh trật tự
 
Quốc phòng - An ninh được đảm bảo, công tác sẵn sàng chiến đấu được duy trì; chế phối hợp giữa các lực lượng vũ trang trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; chuẩn bị các điều kiện cho công tác diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh. Lực lượng công an đã thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh và đẩy mạnh tấn công, trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đã triệt phá nhiều ổ, nhóm tội phạm hình sự, đường dây mua bán vận chuyển ma túy, các vi phạm trong quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường được phát hiện, xử lý nghiêm, tội phạm về ma túy và tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm trước.
 
 
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
1. Tổng quan thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2016 - 2020
 
1.1. Chính sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành đang thực hiện tại địa phương.
  
a) Chương trình mục tiêu quốc gia:
 
- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững GĐ 2016-2020.
 
- Quyết định số 1600/QĐ- TTg ngày 16 tháng 08 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020
 
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động GĐ 2016-2020.
 
b) Chính sách phát triển KTXH theo lĩnh vực, gồm có:
 
* Nhóm chính sách phát triển sản xuất
 
Nghị định số 50/2014/NDD-CP ngày 04/9/2014 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.
 
* Nhóm chính sách về dạy nghề, việc làm, giảm nghèo:
 
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
 
* Nhóm chính sách bảo vệ rừng:
 
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, trong đó: có chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất.
 
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
 
* Nhóm chính sách về nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái:
 
Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020
 
* Nhóm chính sách phát triển giáo dục và đào tạo:
 
- Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021;
 
- Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/07/2016 Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;
 
- Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “ Phát triển kinh tế-xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao;
 
- Nghị định 57/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ít người;
 
- Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non;
 
- Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/06/2006 của Chính phủ Quy định chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn;
 
- Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
 
* Nhóm chính sách về y tế, dân số và chăm sóc sức khỏe:
 
Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”.
 
* Nhóm chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, thông tin tuyên truyền, du lịch vùng dân tộc thiểu số:
 
- Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”;
 
- Quyết định 3508/QĐ-TTg ngày 10/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số (thuộc đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” theo Quyết định số 1270/QĐ-TTg, ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
 
- Quyết định 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc;
 
* Nhóm chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số, người có uy tín, bình đẳng giới:
 
- Quyết định 718/QĐ-TTg ngày 15/5/2014 về “Phê duyệt Đề án củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở các xã địa bàn trọng yếu vùng Tây Bắc giai đoạn 2014 - 2018”;Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp hệ giáo dục quốc dân.
 
- Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07/10/2013 V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
 
- Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020.
 
* Nhóm chính sách phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý:
 
Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 – 2020.
  
* Nhóm chính sách cho các dân tộc rất ít người:
 
Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025.
 
1.2. Chínhsách do địa phương ban hành:
 
- Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 13/01/2012 của UBND tỉnh Lai Châu Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú tại các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
 
 Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của HĐND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2022;
 
- Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2021.
 
- Nghị quyết số 68/NQ-HĐND ngày 10/12/2016 về phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016- 2020;
 
- Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 29/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
  
 
2.Nguồn lực để thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2016 - 2018.
  
2.1. Nguồn lực thực hiện chính sách do Chính phủ ban hành.
 
- Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững: 1.009.534 triệu đồng.
 
- Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới: 1.193.000 triệu đồng.
 
- Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường: 86.846 triệu đồng.
 
- Chính sách dạy nghề việc làm: 20.124 triệu đồng
 
- Chính sách theo hỗ trợ về Giáo dục đào tạo: 1.754.990 triệu đồng.
 
- Chính sách phổ biến giáo dục và trợ giúp pháp lý: 1.159 triệu đồng.
 
2.2. Nguồn lực thực hiện các chính sách do địa phương ban hành.
 
- Chính sách theo lĩnh vực Giáo dục đào tạo: 7.571 triệu đồng.
 
- Chính sách theo lĩnh vực Nông nghiệp: 450.954 triệu đồng.
 
- Chính sách theo lĩnh vực Văn hóa: 692 triệu đồng.
 
- Chính sách phổ biến giáo dục và trợ giúp pháp lý: 2.476 triệu đồng.
 
- Chính sách dạy nghề việc làm: 21.517 triệu đồng
 
3. Kết quả thực hiện các chính sách:
 
3.1. Chính sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
 
- Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2018 thực hiện 993.818 triệu đồng. Đã đầu tư xây dựng 355 công trình cơ sở hạ tầng. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo  trên 60.000 lượt hộ về giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Hỗ trợ cho trên 40.000 hộ nhận giao khoán chăm sóc, bảo vệ rừng với tổng diện tích giao khoán trên 160.000 ha rừng. Tổ chức thực hiện nhân rộng 08 mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo thu nhập vươn lên thoát nghèo.
 
- Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới đến nay đã triển khai đạt bình quân 12,78 tiêu chí/ xã; đạt 82,5% kế hoạch. Số xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới là 24 xã.
 
- Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường đã đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp 202 công trình cấp nước sinh hoạt. Riêng nội dung hỗ trợ nước sinh hoạt cho 9.137 hộ đăng ký hỗ trợ theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg chưa thực hiện, do chưa có nguồn vốn.
 
- Chính sách dạy nghề và tạo việc làm. Trong 02 năm (2016, 2017) toàn tỉnh đã đào tạo cho 20.135 chỉ tiêu, ước thực hiện trong năm 2018 đào tạo cho 6.350 chỉ tiêu. Trong tổng số lao động được đào tạo có trên 80% số người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Kết quả này đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật đến cuối năm 2017 đạt 44,46%, ước thực hiện năm 2018 đạt 46,33%. Công tác giải quyết việc làm cho lao động hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, giai đoạn 2016-2018 bình quân mỗi năm đã giải quyết việc làm mới cho 6.924 người; tổ chức đưa được 311 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
 
 
 
- Chính sách về giáo dục đào tạo
 
+ Chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015: Thực hiện năm 2016, 2017 và ước thực hiện năm 2018 là: 154.305 triệu đồng.
 
+ Chế độ học sinh bán trú theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ: Tổng kinh phí thực hiện năm 2016, 2017 ước thực hiện năm 2018 là: 266.498 triệu đồng; tổng số gạo được hỗ trợ cho học sinh DTTS bán trú năm 2016, 2017 ước thực hiện năm 2018 là: 9.894.239kg.
 
+ Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ: Tổng kinh phí thực hiện năm 2016, 2017 ước thực hiện năm 2018 là: 59.373 triệu đồng.
 
+ Học bổng cho học sinh trường PTDTNT theo Thông tư số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT: Tổng kinh phí thực hiện năm 2016, 2017 ước thực hiện năm 2018 là: 53.740 triệu đồng.
 
+ Chế độ cho học sinh dân tộc ít người theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 phê duyệt đề án “phát triển kinh tế-xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”; Nghị định 57/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ: Tổng kinh phí thực hiện năm 2016, 2017 ước thực hiện năm 2018 là: 120.143 triệu đồng.
   
+ Chính sách ưu đãi nghề và thu hút: Tổng kinh phí thực hiện năm 2016, 2017 ước thực hiện năm 2018 là: 1.100.930 triệu đồng.
 
- Chính sách phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý: Tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi tuyên truyền pháp luật về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy cho đồng bào người dân tộc tại hơn 19 xã cho trên 2.000 lượt người dân tham gia. Tổ chức biên soạn và phát hành 12 số ấn phẩm Tư pháp Lai Châu với số lượng 3.600 cuốn; phát hành miễn phí hằng trăm loại tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật như: tờ gấp, sách, đề cương tuyên truyền pháp luật, băng đĩa tuyên truyền;.. để người dân tra cứu, tìm hiểu.
 
3.2. Chính sách do địa phương ban hành
 
- Chính sách hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú các trường THPT theo Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND: Tổng kinh phí thực hiện năm 2016, 2017 ước thực hiện năm 2018 là: 7.571 triệu đồng.
 
- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Thực hiện hỗ trợ sản xuất 64.469 triệu đồng. Hỗ trợ người dân phát triển cây Quế với diện tích thực hiện 3.787,3 ha; kinh phí giải ngân 52.905,7 triệu đồng. Hỗ trợ phát triển cây Sơn tra với diện tích thực hiện 618,3 ha; kinh phí giải ngân 5.583,7 triệu đồng. Hỗ trợ phát triển cây Mắc ca với diện tích thực hiện 1.231 ha; kế hoạch vốn 15.450 triệu đồng.
 
- Chính sách hỗ trợ phát triển Văn hóa: Sưu tầm, bảo tồn, giới thiệu các bài hát dân ca dân tộc Mông, kinh phí thực hiện 100 triệu đồng. Sưu tầm, bảo tồn tri thức dân gian trong y học cổ truyền của dân tộc Dao ở huyện Sìn Hồ, kinh phí thực hiện 100 triệu đồng. Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca dân tộc Hà Nhì, kinh phí thực hiện 100 triệu đồng. Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Giáy, Lào, Lự, Mảng, Khơ Mú, kinh phí thực hiện 100 triệu đồng. Kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể “Lễ Tủ Cải của người Dao Tuyển ở Lai Châu” đề nghị BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, kinh phí thực hiện 292 triệu đồng.
 
 
III. ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
 
1. Kết quả đạt được
 
Qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, bộ mặt kinh tế - xã hội các địa phương trong tỉnh được cải thiện rõ rệt; người nghèo được hỗ trợ cải thiện hơn về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên; một số nhu cầu xã hội cơ bản của người nghèo bước đầu được đáp ứng, người nghèo có cơ hội vươn lên, tạo thu nhập để thoát nghèo, ổn định cuộc sống và phát triển. Các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất đã làm thay đổi diện mạo kinh tế xã hội của tỉnh đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế và cơ cấu lao động.
 
2. Tồn tại, hạn chế
 
- Công tác giảm nghèo hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch giao nhưng chưa bền vững, số hộ thoát nghèo đa số vẫn rơi vào hộ cận nghèo nên nguy cơ tái nghèo cao. Công tác phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo chưa thực sự chặt chẽ. Một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
  
- Sự phối hợp, lồng ghép các chính sách, chương trình, đề án còn hạn chế; công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; một số chính sách đặc thù chưa đến được với mọi người dân nông thôn, hiệu quả chưa cao; Dạy nghề ở một số địa phương còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề.
 
- Việc áp dụng cơ chế đặc thù trong đầu tư xây dựng các Chương trình MTQG còn khó khăn, lúng túng. Một số cơ chế, chính sách, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương ban hành chậm và thiếu đồng bộ nên địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiển khai thực hiện. Việc huy động các nguồn lực nhất là nguồn lực xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Lai Châu khó khăn do đại bộ phận Nhân dân là dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, sản xuất thuần nông là chủ yếu, tỷ lệ hộ nghèo còn cao,...
 
- Việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới tại các xã đạt chuẩn còn hạn chế, một số tiêu chí đã đạt nhưng chưa bền vững nhất là các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường.
 
3. Nguyên nhân
  
- Điểm xuất phát về kinh tế - xã hội của tỉnh còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, suất đầu tư cao, sản xuất thuần nông, lệ thuộc vào thời tiết, hàng hóa nông sản khó tiêu thụ. Nguồn lực dành cho các chính sách, chương trình còn thấp.
 
- Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nhất là các xã vùng cao, vùng sâu chất lượng còn hạn chế, nhất là năng lực quản lý kinh tế - xã hội chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển trong tình hình hiện nay.
 
- Trung ương chưa có chính sách tổng thể thực hiện các chính sách chủ yếu mang tính chất hỗ trợ, một số chính sách được ban hành định mức hỗ trợ không phù hợp với địa bàn vùng dân tộc và miền núi, ban hành hướng dẫn thực hiện chậm.
 
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
        
Một là, có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của các Chương trình, dự án, chính sách từ đó có những biện pháp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt. Phải có sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia của người dân để tạo ra nguồn lực sâu rộng trong triển khai, giám sát Chương trình.
 
Hai là, phải có nguồn lực đủ mạnh và ổn định. Cơ chế thực hiện phải có tính đặc thù, dễ thực hiện. Tăng cường mạnh việc phân cấp, phân quyền cho cơ sở; Phải thực hiện đồng thời và đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ phát triển KT-XHtrên địa bàn, có cơ chế lồng ghép hiệu quả để tạo ra nguồn lực tổng hợp.
 
Ba là, coi trọng công tác quy hoạch, kế hoạch. Việc đầu tư chương trình phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và các dự án khác trên địa bàn. Kế hoạch hàng năm phải được xây dựng khoa học, đảm bảo theo quy hoạch tổng thể; Phải xác định đúng đối tượng đầu tư, địa bàn ưu tiên để tập trung nguồn lực, tránh việc hỗ trợ dàn trải, hiệu quả thấp.
 
Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát, nhất là các dự án có tính đầu tư xây dựng, chống thất thoát tiền của Nhà nước, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đầu tư của Chương trình.
 
Năm là, coi trọng và tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để khơi dậy ý chí tự lực, tự cường trong nhân dân, trong cộng đồng, phấn đấu vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
 
 
Việt Tiến