Chủ nhật 1/12/2024
in trang
Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2017 ước thực hiện năm 2018, kế hoạch hoạt động năm 2019
 
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KH&CN
NĂM 2017, ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2018
I. TÌNH HÌNH BAN HÀNH CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VỀ KH&CN
Từ đầu năm 2017 đến 31/5/2018, UBND tỉnh ban hành 03 văn bản về quản lý, hỗ trợ hoạt động KH&CN, kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở Khoa học và Công nghệ, thống kê KH&CN, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp,… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh.
 (Phụ lục 1 - Biểu TK4 kèm theo)
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KH&CN
1. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thuộc các Chương trình Quốc gia về KH&CN

Đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ 08 nhiệm vụ thực hiện mới từ năm 2018 và 2019 thuộc các Chương trình Quốc gia về KH&CN. Kết quả: 03 dự án

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đã được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện. Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước (07 dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi, 02 đề tài thuộc chương trình Tây Bắc; 01 đề tài thuộc Chương trình quỹ gen) đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Trong đó: 09 nhiệm vụ do Trung ương trực tiếp quản lý với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện là 35.300 triệu đồng, riêng kinh phí phân bổ thực hiện năm 2018 là 19.800 triệu đồng; 01 dự án ủy quyền địa phương quản lý với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 1990 triệu đồng (vốn trung ương 990 triệu đồng, vốn địa phương cân đối 1.000 triệu đồng).
Đề nghị Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia hỗ trợ, tài trợ 02 dự án do Công ty cổ phần đầu tư và phát triển chè Tam Đường và Công ty Cổ phần Thủy điện Chu Va đề xuất.
2. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
 Tổ chức họp Hội đồng KH&CN tỉnh định kỳ, xin ý kiến thành viên Hội đồng xác định danh mục nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh thực hiện các năm đảm bảo bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng số nhiệm vụ quản lý, tổ chức triển khai thực hiện năm 2017 và 2018 là: 26 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh. Kết quả cụ thể:
Kết quả từ các nhiệm vụ lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn góp phần triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi, biên giới, dần chấm dứt tình trạng phụ nữ tại tỉnh Lai Châu xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự tại địa phương. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Lai Châu.

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 Kết quả thực hiện các nhiệm vụ lĩnh vực khoa học nông nghiệp: Giúp bà con nông dân chủ động được nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ chăn nuôi gia súc. (Tăng thu nhập 60 triệu đồng trong 3 tháng mùa đông/238 con trâu so với mô hình ngoài dự án). Mặt khác, giúp người dân nâng cao hệ số sử dụng đất thông qua các mô hình trồng thử nghiệm một số giống lúa chịu lạnh, ngô chịu hạn tại địa bàn một số xã vùng cao các huyện Tam Đường, Sìn Hồ, Phong Thổ, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho Nhân dân và tận dụng hiệu quả nguồn tàn dư thực vật. Đồng thời, tạo ra nguồn sản phẩm cây ăn quả ôn đới tại chỗ có thể cạnh tranh

được với các sản phẩm cây ăn quả ôn đới được nhập nội từ Trung Quốc về. Ngoài ra, việc xây dựng được vườn nhân giống công suất 200.000 cây giống chè/năm, đã giảm được 400 đồng/cây so với nhập giống từ ngoài và chủ động được cây giống. Trồng mở rộng được thêm 30ha chè kim tuyên theo hướng an toàn Việt GAP. Cải tạo được 25 ha bằng phương pháp trồng dặm và kỹ thuật canh tác. Tăng thu nhập cho bà con nông dân trồng chè trong khuôn khổ dự án 10 triệu đồng/ha. Việc ứng dụng các tiến bộ về giống, kỹ thuật thâm canh trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được tập trung ứng dụng và chuyển giao cho người nông dân. Bên cạnh đó nghiên cứu phục tráng, phát triển một số giống lúa bản địa có giá trị kinh tế cao như Khẩu ký, Nếp tan, Tẻ râu, Séng Cù, Tả Cù,... Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây dược liệu quý chỉ có ở Lai Châu: Tam thất hoang Mường Tè. Làm chủ được quy trình công nghệ sản xuất giống nấm và nuôi trồng nấm thương phẩm của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ và Chuyển giao công nghệ tỉnh Lai Châu.

Phát triển tiềm lực về KH&CN
Về tình hình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của các đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập: Các đơn vị đã chủ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Việc lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ đã bám sát chức năng của đơn vị và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Đảng Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Kế hoạch số 389/KH-UBND ngày 29/3/2018 về thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 22/01/2018 của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Đảng Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó giao Sở KH&CN nghiên cứu, xây dựng đề án sáp nhập, tổ chức lại 03 đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập thành một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (đang lấy ý kiến đóng góp của các ngành liên quan). Dự kiến phê duyệt trong năm 2018, các đơn vị sự nghiệp KH&CN sau sáp nhập đi vào hoạt động từ năm 2019.
Trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, tiếp tục thực hiện 02 dự án đầu tư nâng cao năng lực cho Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN. Góp phần nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực ứng dụng tiến bộ và chuyển giao công nghệ, dịch vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
4. Tình hình thực hiện các hoạt động KH&CN phục vụ quản lý nhà nước
4.1. Công tác sở hữu trí tuệ (SHTT) và công tác sáng kiến
Hoạt động sở hữu trí tuệ:Triển khai thực hiện nội dung xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm chè, gạo đặc sản địa phương trong khuôn khổ thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh. Trong 02 năm, ban hành các quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận làm hồ sơ gửi Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ cho các sản phẩm đặc sản của địa phương: Chè Tam Đường, Gạo Séng Cù Than Uyên, gạo Tẻ râu Phong Thổ, gạo Nếp Tan Co Giàng Tân Uyên, gạo Khẩu ký Tân Uyên. Kết quả đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho 04 nhãn hiệu chứng nhận “Chè Tam Đường”, “Gạo đặc sản Séng Cù Than Uyên”, “Gạo Khẩu ký Tân Uyên”, “Gạo Tẻ Râu Phong Thổ”. Hướng dẫn 01 tổ chức công ty Cổ phần bê tông hoàn thiện đơn gia hạn văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa và 08 hồ sơ xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; 08 đơn nộp đăng ký.
Công tác sáng kiến: Hàng năm tổ chức Hội đồng sáng kiến tỉnh thẩm định sáng kiến cấp tỉnh một năm hai lần tiến hành công nhận sáng kiến cho các tổ chức, cá nhân trên toàn tỉnh. Trong 02 năm, đã có 244 sáng kiến cấp tỉnh được công nhận.
4.2. Cấp phép hoạt động KH&CN, an toàn bức xạ và hạt nhân
Cấp gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Thẩm định hồ sơ và cấp phép hoạt động khoa học và công nghệ cho 03 tổ chức: Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp và dịch vụ du lịch Ngũ Chỉ Sơn, Hợp tác xã Minh Thuận, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển chè Tam Đường. Tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật.
Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, hoạt động ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân, chủ yếu trong lĩnh vực y tế. Từ đầu năm 2017 đến 30/5/2018, đã cấp phép hoạt động cho 02 cơ sở.
4.3. Về công tác Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng
Thực hiện việc kiểm định định kỳ, đột xuất phương tiện đo (PTĐ)trên toàn địa bàn tỉnh theo kế hoạch. Qua công tác kiểm định các PTĐ về đo lường, đơn vị đã hiệu chỉnh, hiệu chuẩn và sửa chữa lại để đảm bảo đo lường phục vụ sản xuất, giao nhận, thanh toán hàng hóa, an toàn trong sử dụng và sản xuất.
 
Thu Hoài