Thứ năm 28/11/2024
in trang
Phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh năm 2016
 
Ngày 21/9, UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch số, 1440 /KH-UBND, Phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2016.
 
Chủ động các biện pháp để phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, kịp thời khống chế, ngăn chặn các ổ dịch bệnh nguy hiểm phát sinh và lây lan trên địa bàn tỉnh; góp phần phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
  
Kế hoạch sẽ tập trung  vào công tác tiêm vắc xin phòng bệnh, vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường; Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; kiểm tra vệ sinh Thú y; Giám sát dịch bệnh; Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh cho đội ngũ thú y cơ sở.
 
Theo đó,  yêu cầu Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh
 
Các thành viên BCĐ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình phụ trách, tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch động vật kịp thời, phù hợp đáp ứng được với điều kiện thực tế của địa phương; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đôn đốc, hướng dẫn tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả.
 
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của các địa phương trên địa bàn tỉnh.
 
- Phối hợp với Sở Y tế trong việc hướng dẫn các địa phương giám sát và phòng chống các bệnh động vật lây sang người (Bệnh dại, Cúm gia cầm, Nhiệt thán...) theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 về Hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
 
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu, Cổng Thông tin điện tử tỉnh... tổ chức phổ biến tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, sâu rộng đến người dân.
 
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn (Chi cục Thú y) thực hiện:
 
+ Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh (đặc biệt là kiểm tra, kiểm dịch đối với động vật làm giống phục vụ các chương trình, dự án, hộ chăn nuôi); thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ (KSGM) động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi cho phép lưu hành trên thị trường.
 
 + Lấy mẫu xét nghiệm nhằm giảm sát, chẩn đoán, xác minh ổ dịch.
 
+ Tổ chức triển khai hiệu quả các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng thú y cơ sở, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức thú y từ tỉnh tới nhân viên thú y xã, thú y viên thôn, bản.
 
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm đầu mối phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các ngành chức năng liên quan tổ chức, kiểm tra, hướng dẫn và triển khai thực hiện kế hoạch; tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về UBND tỉnh theo quy định.
 
Sở Tài chính căn cứ Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2016, dự toán kinh phí chi cho công tác tổ chức phòng, chống dịch của Sở Nông nghiệp và PTNT, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2014 - 2016 tại Quyết định số 29/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh, cân đối bố trí đảm bảo kinh phí thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt, giao kinh phí cho Sở Nông nghiệp và PTNT để kịp thời triển khai tổ chức thực hiện.
 
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn, xây dựng và phê duyệt kế hoạch để triển khai công tác phòng, chống dịch cho đàn gia súc trên địa bàn; chỉ đạo các cơ quan, chính quyền cơ sở, đoàn thể, tổ chức xã hội cùng tham gia tuyên truyền, vận động người dân tham gia các hoạt động và biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
 
- Phối hợp với Chi cục Thú y - Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế Thành phố, Trạm Thú y, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức giám sát dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin, thực hiện công tác vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng môi trường.
 
- Thống kê đàn gia súc, gia cầm của địa phương; lập kế hoạch, triển khai tiêm phòng, chủ động nguồn lực để thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường, chống dịch; vận động người chăn nuôi thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch cho đàn vật nuôi.
 
- Chịu trách nhiệm về kết quả triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa phương đặc biệt là công tác tiêm phòng vắc xinh định kỳ 02 vụ/năm và tiêm phòng bệnh Dại trong năm. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
 
UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân về tính chất nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm động vật đến sức khỏe con người và các biện pháp chủ động phòng, chống dịch để người dân biết, hiểu và tự giác thực hiện.
 
- Vận động người dân dần thay đổi tập quán lạc hậu chăn nuôi thả rông gia súc sang chăn thả có kiểm soát, có chuồng trại, chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, tạo thuận lợi cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
 
- Tổ chức giám sát dịch bệnh tới thôn, bản, tổ dân phố và báo cáo kịp thời đến cơ quan Thú y huyện, thành phố khi phát hiện có ổ dịch bệnh xảy ra, đồng thời trực tiếp tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định.
 
- Xây dựng quy ước, hương ước trong thôn, bản để thực hiện các quy định về tổ chức chăn nuôi, vệ sinh môi trường và các biện pháp phòng dịch.
 
- Tổ chức, huy động nhân lực triển khai công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi trên địa bàn theo kế hoạch, đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
 
- Chỉ đạo các thôn, bản thành lập các đội phun thuốc tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch thường xuyên, đặc biệt nơi có nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh; huy động mọi nguồn nhân lực, vật lực để thực hiện công tác phòng chống dịch đem lại hiệu quả cao nhất.
 
Thu Hoài