Phiên họp được UBND tỉnh tổ chức sáng ngày 27/7. Đồng chí Đỗ Ngọc An- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp.
Đồng chí Đỗ Ngọc An - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại phiên họp.
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch phát triển kinh tế nông lâm sinh thái sông Đà tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 là phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện rõ rệt cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội.
Quy hoạch cũng xác định phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; chăm nuôi đại gia súc; bảo vệ phát triển rừng; Phấn đấu giảm nghèo nhanh bền vững; Phấn đầu đến năm 2020 đạt mức phát triển trung bình của tỉnh, đến năm 2030 đạt mức phát triển khá.
Để tạo ra những đột phá trong tăng trưởng, quy hoạch đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 17,8%/năm vào giai đoạn 2016 - 2020, đạt 11,9% vào năm 2030; GDP bình quân đầu người đạt 31,5 triệu đồng vào năm 2020 và đạt 84,4 triệu đồng vào năm 2030. Cơ cấu của nền kinh tế theo trật tự: Nông, lâm và thuỷ sản - Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ sẽ là: Đến năm 2020: 41,2% - 30,5% - 28,3% đến năm 2030: 29,1% - 35,0% - 35,9%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 đạt 450 triệu đồng và đạt 850 triệu đồng vào năm 2030. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 giảm từ 3,4% xuống còn 1,2% vào năm 2030. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 15,5% năm 2020 và đạt 14,6% vào năm 2030. Đến năm 2030 có 100% các xã được phủ sóng truyền hình và được lắp đạt đường truyền internet; 100% số xã có điện lưới quốc gia; 95% dân số được sử dụng nước sạch và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh;...
Quy hoạch cũng nêu ra các giải pháp để thực hiện thắng lợi các mục: Huy động vốn đầu tư; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học công nghệ; về sử dụng đất; cơ chế, chính sách, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.
Cho ý kiến về vấn đề này các đại biểu cơ quan đồng ý và đề nghị Quy hoạch cần bám vào đặc điểm tự nhiên, thực trạng kinh tế xã hội, lợi thế, tiềm năng của vùng để góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân trong vùng. Mặt khác xây dựng cơ chế bảo vệ, khai thác và phát triển rừng cho hiệu quả; phát huy thế mạnh của Vùng như: Trồng cây dược liệu; Chăn nuôi gia súc và tiêu thụ sản phẩm; Có các chính sách để thu hút các nhà đầu tư vào nông-lâm sản; Quản lý chắt chẽ về môi trường; …
Đề án đào tạo năng khiếu thể dục thể thao và vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu chung của Đề án nhằm từng bước xây dựng hệ thống đào tạo năng khiếu thể dục thể thao và vận động viên thể thao thành tích cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh. Trên cở sở các môn có tiềm năng, thế mạnh, kết hợp với các môn thể thao dân tộc với thể thao hiện đại. Tăng cường đầu tư, vật chất, kinh phí, xây dựng chế độ chính sách phù hợp. Phấn đấu nâng cao các môn thể thao. Hàng năm đều giành huy chương tại các giải thi đấu khu vực và toàn quốc, có huy chương tại các kỳ Đại hội, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, có vận động viên đạt đẳng cấp quốc gia từng bước nâng cao vị thế của thể thao của tỉnh trong quá trình hội nhập với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
Cụ thể sẽ hình thành hệ thống đào tạo vận động viên liên kết chặt chẽ theo 4 tuyến: Tuyến nghiệp dự, tuyến năng khiếu đào tạo tập trung, tuyến đội tuyển trẻ, tuyến đội tuyển tỉnh và tập trung vào 6 môn thể thao trọng điểm truyền thống như: Điền kinh, cầu lông, đẩy gây, Taekwondo, võ cổ truyền, bắn nỏ. Đồng thời xây dựng lộ trình mở rộng đào tạo, liên kết đào tạo các môn thể thao Olympic: Quần vợt, cờ vua, bóng chuyền nữ, boxing, bóng đá thiếu niên, nhi đồng. Giai đoạn 2016-2020, hàng năm thi đấu từ 6-15 giải khu vực và toàn quốc giành 10-20 huy chương các loại;....
Tham gia vào Đề án này các đại biểu đều nhất trí cao và cho rằng Đề án là phù hợp và cần thiết; Phần thực trạng cần khái quát hơn về quan điểm cần viết ngắn ngọn hơn; Hệ thống vận gắn với phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; Kinh phí đào tạo cần bán vào nguồn xã hội hóa vì nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn chế; Phần mục tiêu chung cần cụ thể không nên viết chung chung để tạo ra hiệu quả cho Đề án; Phần nội dung cần bán xác nhiệm vụ; Có giải pháp phát triển đội ngũ trọng tài, huấn luyện viên, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý; Có phương án học tập văn hóa đối với các viện động viên được gửi đi đào tạo tại các tỉnh và quốc gia; Xây dựng chế tài xử phạt đối với các vận động viên vi phạm hợp đồng, quy mô đào tạo;..
Tại phiên họp các đại biểu còn thảo luận, tham gia ý kiến đóng góp vào Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2020; Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện dự án sắp xếp ổn định dân cư 02 xã Tà Tổng, Mù Cả huyện Mường Tè giai đoạn 2011-2015; Báo cáo Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010; Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015.
Kết luận phiên họp đồng chí Đỗ Ngọc An - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Quy hoạch phát triển kinh tế nông lâm sinh thái sông Đà tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 Sở Nông nghiệp và PTNT, Đơn vị Tư vấn tiếp thu các ý kiến đóng của các ngành, các đại biểu đã tham gia. Về Quy hoạch tập trung vào 3 Quan điểm là: Phát triển kinh tế nông lâm sinh thái sông Đà theo hướng phát triển bền vững; Tập trung khai thác hiệu quả, hợp lý tiềm năng, lợi thế của vùng; phát triển kinh tế-xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Về mục tiêu của Quy hoạch phải đảm bảo giảm nghèo nhanh và bền vững; và nhiệm vụ phải xác định nhiệm vụ gắn chặt với chủ đề quy hoạch phát triển kinh tế vùng nông lâm sinh thái và hoàn chỉnh Quy hoạch trước 10/8 để trình Ban cán sự Tỉnh ủy.
Về Đề án đào tạo năng khiếu thể dục thể thao và vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2030. Nhiệm vụ và giải pháp, tổ chức thực hiện, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, tính toán đến công tác đào tạo, đầu tư đảm bảo sự hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với điều kiện của tỉnh và quy hoạch chung của cả nước, gắn phát triển các môn thể thao truyền thống của tỉnh; Chú trọng đào tạo vận động viên quần chúng để phát hiện đào tạo vận động viên thành tích cao.yêu cầu Sở VHTT và DL viết lại cho ngắn gọn, nêu rõ mục tiêu.
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban tộc tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tiến hành tổ chức sơ kết giai đoạn I về tình hình thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2020. Phân kỳ, lồng ghép các chương trình để tiếp tục thực hiện đề án sắp xếp dân cư trên địa bàn 2 xã Tà Tổng và Mù Cả. Ngành Nông Nghiệp và PTNT, Ngân hàng, Ban Dân tộc tiếp tục phối hợp làm tốt công tác cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Từ nay đến cuối năm Ban Dân tộc phối hợp với Sở Lao động TB và XH xây dựng lộ trình cụ thể đối với từng ngành, địa phương, tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới.