Trong 02 ngày (02-03/10) đồng chí Tống Thanh Hải Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác của UBND tỉnh đi kiểm tra, khảo sát và trải nghiệm một số điểm du lịch trên địa bàn huyện Tam Đường (Lai Châu).
Đi cùng đoàn công tác có Lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Lai Châu, cùng các đồng chí Lãnh đạo Huyện Uỷ, UBND huyện Tam Đường, các phòng ban chuyên môn thuộc huyện, cùng Lãnh đạo các xã có điểm du lịch đoàn đến khảo sát.
Đoàn công tác trải nghiệm tại hang động bản Hon
Đoàn công tác và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tống Thanh Hải đã đi thực tế hang động bản Hon tại xã bản Hon một hang động còn nguyên sơ chưa có đường đi vào, mọi cách tiếp cần và trải nghiệm chỉ có thể đi bộ và dùng đèn pin để trải nghiệm, vào trong hang lối đi trơn trượt, mấp mô rất khó đi, nhiều đoạn phải lách qua những phiên đá to, những khe nước rộng. Cảnh quan trong hang rất khó để thấy hết được vì đèn không đủ sáng để quan sát, song theo cảm nhận của cả đoàn đây là một hang động rộng, vòm hang cao với nhiều cấu tạo tự nhiên của đá xanh nguyên bản vững trác. Phía dưới hang là khe suối nước chảy trong vắt, luồn lách qua các phiên đá to nhỏ khác nhau có thể hình dung như một khe suốt đặc trưng của vùng đất Tam Đường với những phiên đá mồ côi to, nhỏ, trơn muốn vượt qua ke suối này đoàn cần có người hướng dẫn và có kinh nghiệm đi rừng mới có thể vượt qua, nước trong hang rất lạnh càng vào sâu trong hang càng khó đi phải vượt qua những trườn đá hiểm trở, những khe nước rộng, lạnh buốt. Tại đây vòm hang cao hơn, nước từ trên vòm hang rỏ xuống ướt hết người vào sâu hơn nữa hang tạo nên một thác nước tiếng nước đổ xuống rào rào.
Lối đi trong hang động
Sau hơn 02 giờ đi trong hang động, do lượng ánh sáng không cho phép và đoàn cũng đã thấm mệt nên phải quay ra. Theo đáng giá của đồng chí trưởng đoàn công tác đây là một hang đẹp, thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm và nghiên cứu địa chất song phải có đầu tư cơ sở hạ tầng, đường đi, điện chiếu sáng. Điểm hang động này khi kết hợp với điểm du lịch văn hoá cộng đồng bản Hon sẽ là điểm thu hút khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm và nghỉ lại.
Điểm du lịch văn hoá cộng đồng bản Hon xã bản Hon cách Thủ phủ tỉnh Lai Châu hơn 10 km nằm trên tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc” đây là điểm du lịch văn hoá công đồng được công nhận từ năm 2013, với trên 100 nếp nhà sàn truyền thống (100% dân số là người dân tộc Lự), bản Hon hấp dẫn du khách bởi những nết văn hoá truyền thống nguyên bản vô cùng độc đáo từ trang phục, trang điểm của phụ nữ Lự (cà răng đen), những làn điệu dân ca, dân vũ… đến ẩm thực truyền thống, nghề dệt thổ cẩm. Làm việc với lãnh đạo huyện và xã Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tống Thanh Hải ghi nhận những cố gắng của chính quyền địa phương nhằm phát triển du lịch tại đây, song đồng chí cũng chỉ ra những yếu kém cần khắc phục, yêu cầu lãnh đạo các cấp cần sớm xây dựng quy hoạch dài hạn về phát triển du lịch nhất là du lịch văn hoá cộng đồng tại bản Hon và các bản lân cận tạo nên một quần thể du lịch văn hoá cộng đồng các dân tộc tại địa phương. Kết hợp với đó là điểm tắm nước nóng khoáng, thám hiểm hang động…Để phát triển tốt những điểm du lịch này chính quyền sở tại cần làm tốt công tác dân vận, tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ muốn thu hút được du lịch cần phải làm tốt công tác vệ sinh môi trường, cảnh quan và loại bỏ các hủ tục lạc hậu, cách chăn thả gia súc gia cầm, thay đổi cách suy nghĩ về làm du lịch…Phát huy thế mạnh bản sắc văn hoá dân tộc của đồng bào như làn điệu dân ca, dân vũ, ẩm thực truyển thống, hướng dẫn du khách trải nghiệm những sinh hoạt đời thường như đánh bắt cá suối, gặt hái, làm các món ăn dân tộc…
Tham quan điểm văn hoá cộng đồng bản Hon xã bản Hon
Thăm và trải nghiệm tại bản Văn hoá Sì Thâu Chải (Hồ Thầu); thác Tác Tình; thác Bạc tại điểm cầu Trắng trên đèo Hoàng Liên Sơn; Động Tiên Sơn (Tam Đường) đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác đã trải nghiệm đi thực tế đến từng địa điểm cho thấy các điểm du lịch còn đang trong giai đoạn sơ khai, khởi điểm còn nhiều hạn chế và bất cập, cơ sở hạ tầng hầu như không có gì trừ Động Tiên Sơn được tỉnh quan tâm đầu tư từ trước. Các điểm bản du lịch văn hoá cộng đồng còn manh mún, nhỏ lẻ và mang tính cá biệt. Các nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào chưa được quan tâm gìn giữ và phát huy như những nếp nhà trình tường bằng đất đặc trưng của đồng bào, không gian bày bố nội thất trong nhà không còn hoặc còn rất ít những nết văn hoá đặc trưng…, việc chăn thả gia súc, gia cầm còn mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan…
Đoàn công tác trải nghiệm điểm bản du lịch Sì Thâu Chải (Hồ Thầu)
Tại điểm phát triển kinh tế khu vực đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn nhằm xây dựng khu Lâm viên - Nông lâm công nghệ cao - Du lịch sinh thái Văn hoá Đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tống Thanh Hải đáng gia cao giá trị phát triển kinh tế khu vực này cũng như phát triển du lịch sinh thái văn hoá kết hợp với khu Lâm viên - Nông nghiệp công nghệ cao vì ở đây có môi trường sinh thái thuận lợi, khí hậu ôn hoà thích nghi với nhiều loại cây trồng, các loại hoa sinh trưởng. Tại đây có địa điểm trên đỉnh thác nước có bãi đất bằng phẳng và rộng thuận lợi cho việc xây dựng khu liên hiệp nghiên cứu trồng chọt kết hợp với nhà hàng phục vụ du lịch và nghiên cứu khoa học…
Làm việc với Lãnh đạo huyện Tam Đường Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tồng Thanh Hải nhấn mạnh, để phát triển du lịch huyện Tam Đường nói chung và các điểm du lịch tại các xã bản nói riêng các đồng chí Lãnh đạo huyện cần vận dụng tốt cơ chế ưu đãi tại Quyết định 08/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013, Quyết định 02/2015/QĐ-UBND ngày 08/01/2015 của UBND tỉnh về việc chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, trình tự thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Xây dựng quy hoạch, phát triển du lịch toàn huyện trung và dài hạn tầm nhìn đến năm 2030, đây mạnh công tác bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tống Thanh Hải và đoàn công tác làm việc với Lãnh đạo huyện Tam Đường
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, rà soát tất cả các điểm du lịch có tiềm năng lợi thế địa lý, thời tiết khí hậu, danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Phát triển điểm du lịch có tiềm năng; đầu tư có trọng điểm, nâng cấp thường xuyên các điểm du lịch đã được công nhận (Thác Tác Tình, bản du lịch văn hoá cộng đồng Nà Luồng xã Nà Tăm và bản Hon xã bản Hon.
Vận dụng sáng tạo, thu hút có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hoá nguồn lực đầu tư cho du lịch trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh tiềm năng, thế mạnh du lịch của huyện đến với khách trong, ngoài tỉnh và ra nước ngoài bằng nhiều hình thức, kênh thông tin, phương tiện, phát huy thế mạnh của quảng bá du lịch trên mạng internet…
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, CCVC làm du lịch, quảng bá du lịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân những lợi ích của phát triển du lịch, để từ đó đồng bào ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ phát huy bản sắc văn hoá truyền thống…
Khuyến khích phát triển các mô hình du lịch, sản phẩm du lịch, từng bước đáp ứng nhu cầu du lịch của xã hội, khuyến khích giúp đỡ người dân phát triển du lịch công đồng, nâng cao năng lực quản lý du lịch, nhất là môi trường du lịch (môi trường ứng sử, văn minh, lịch sự, cảnh quan thiên nhiên, xã hội thân thiện).
Đường lên điểm phát triển kinh tế khu vực đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn nhằm xây dựng khu Lâm viên - Nông lâm công nghệ cao - Du lịch sinh thái Văn hoá Đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn.
Kiểm tra quy hoạch điểm du lịch bản Sì Thâu Chải (Hồ Thầu)