Định hướng phát triển
Thứ sáu 29/11/2024
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm.
 
Ngày 14/4/2014, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 497/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm.
 
Kế hoạch tập trung nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức; làm các loại tội phạm giết người do mâu thuẫn cá nhân, tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, sử dụng công nghệ cao, trốn thuế; tội phạm ma túy, tội phạm mua bán người…; làm giảm số đối tượng truy nã còn ở ngoài xã hội. Tiếp tục duy trì, thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra trong Chương trình thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2011 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và thi hành án hình sự. Hằng năm, tăng tỷ lệ phát hiện, khám phá các loại tội phạm về kinh tế, chức vụ và tham nhũng (trong đó có tham nhũng trong hoạt động tư pháp), nâng cao hiệu quả việc thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt theo quy định của pháp luật.
  
Kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội, tham nhũng, không để xảy ra tình trạng tội phạm lộng hành, các trường hợp bao che tội phạm hoạt động theo kiểu "xã hội đen"; không để hình thành các tụ điểm cờ bạc, ma túy, mại dâm gây bức xúc trong trong dư luận, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự, nhất là chất lượng công tác quả lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân, công tác hòa nhập cộng đồng, làm giảm tỷ lệ tái phạm tội.
  
Bên cạnh đó, xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm cụ thể và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện Nghị quyết số 63 của Quốc hội.
  
Nhiệm vụ các ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố tập trung thực hiện có hiệu quả Thông tri số 09-TTr/TU ngày 18/11/2008; Thông tri số 01 -TTr/TU ngày 30/11/2010 của Tỉnh ủy Lai Châu  về triển khai thực Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2014; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, Chương trình hành động phòng, chống mua bán người, Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
 
Tăng cường các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ kết hợp chặt chẽ với phòng ngừa xã hội; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng giáo dục đạo đức trong nhà trường, gia đình, xã hội; tăng cường giáo dục đạo đức công vụ gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Triển khai thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản theo Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản và Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập. Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại cơ sở, địa bàn dân cư, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
 
Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tập trung phát hiện, triệt phá các tổ chức, băng nhóm tội phạm; truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú; xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm kinh tế, tham nhũng, thu hồi tiền và tài sản bị chiếm đoạt.
 
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, bảo đảm mọi tố giác và tin báo về tội phạm của công dân, cơ quan, tổ chức đều được tiếp nhận và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp khuyến khích và bảo vệ người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng; xử lý nghiêm các hành vi trả thù người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối an ninh, trật tự.
 
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, tập trung vào tội phạm có tổ chức, tội phạm kinh tế, tham nhũng, tội phạm về ma túy, tội phạm về môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Cơ quan điều tra và Điều tra viên phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về điều tra tội phạm, không để xảy ra việc bức cung, dùng nhục hình; thu thập đầy đủ các chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động điều tra với thanh tra, kiểm toán, kiểm sát, giám định tài chính, kế toán… tập trung phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, bảo đảm thời hạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật, nhất là các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ và tham nhũng; kịp thời xác minh, truy tìm và thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt. Chấp hành nghiêm pháp luật trong công tác bắt, giam giữ. Bảo đảm việc lập hồ sơ vụ án hình sự phải khách quan, toàn diện theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động phối hợp xây dựng Đề án về “Cơ chế, chính sách để đấu tranh, xử lý có hiệu quả các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các tội tham ô, hối lộ.
 
Triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn chi tiết về về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xác định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phát hiện xử lý hành vi tham nhũng; ban hành, sửa đổi bổ sung quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, tài chính, kế toán, ngân hàng, xây dựng để phục vụ hiệu quả hoạt động tố tụng; các văn bản hướng dẫn bảo vệ, biểu dương, khen thưởng người tố giác tội phạm, việc xử lý các hành vi trả thù người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng; hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm.
 
 Nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân, gắn với định hướng nghề, dạy nghề để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Phối hợp chặt chẽ với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, bảo đảm các trường hợp được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, đặc xá đúng mục đích, yêu cầu, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật. Ngăn chặn, xử lý nghiêm việc thẩm lậu ma túy, vật cấm đối với bị can, bị cáo, phạm nhân vào các cơ sở giam, giữ.
 
Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm và lĩnh vực thi hành án hình sự nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài. Tổng kết, rà soát và tham gia phối hợp xây dựng chương trình đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm, tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm phù hợp với yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới.
 
Biện pháp thực hiện tham mưu cho các cấp ủy Đảng chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm và thi hành án hình sự. Xác định rõ người đứng đầu chính quyền và cơ quan Công an các địa phương phải chịu trách nhiệm về tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, không kịp thời phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; chịu trách nhiệm về những trường hợp xử lý hành chính, kỷ luật không đúng quy định của pháp luật để lọt tội phạm, bao che cán bộ do mình quản lý có hành vi tham nhũng. Tăng cường trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, giữa các lực lượng, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
 
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các lĩnh vực liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước; lĩnh vực quản lý đất đai, tài chính, tiền tệ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình; phải theo dõi chặt chẽ, thường xuyên đôn đốc việc thực hiện kết luận, quyết định và kiến nghị xử lý sau thanh tra, kiểm tra; phát hiện những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hoàn thiện, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Cơ quan Thanh tra, Kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết luận vụ việc được thanh tra, kiểm toán, xử lý hoặc kiến nghị xử lý hành chính, kỷ luật các trường hợp rõ ràng có dấu hiệu tội phạm, sau đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phát hiện bỏ lọt tội phạm và khởi tố, xử lý hình sự.
  
Chú trọng thực hiện các biện pháp tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ; thường xuyên kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; kịp thời thanh lọc, xử lý nghiêm minh người mắc sai phạm, tiêu cực; nâng cao chất lượng đội ngũ Điều tra viên, Thanh tra viên. Tăng cường đầu tư trang bị và kiện toàn các đơn vị chuyên trách trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng; chú trọng xây dựng lực lượng bán chuyên trách tham gia công tác phòng, chống tội phạm, công tác thi hành án ở cơ sở.
 
Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; hạn chế các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.
 
UBND tỉnh giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh… về công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Xây dựng và triển khai đề án nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu về phòng ngừa nghiệp vụ, phát hiện, điều tra tội phạm, truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú, thi hành án hình sự.
 
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; theo dõi, đôn đốc việc triển khai các dự án luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật.
 
 Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và thực hiện các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhất là ở địa bàn biên giới, các xã vùng sâu vùng xa.
 
 Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu tăng cường kinh phí phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự trong kế hoạch ngân sách hằng năm; triển khai thực thực hiện các văn bản về rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, kế toán cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu hoạt động tố tụng.
 
 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tăng cường công tác quản lý các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng; chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu giảm các vụ phạm tội và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực ngân hàng cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh.
 
Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tăng cường quản lý thực hiện các chương trình, dự án về xây dựng, giao thông; chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu giảm các vụ phạm tội và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, giao thông.
 
 Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu giảm các vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
 
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tập trung thực hiện có hiệu quả công tác quản lý lao động, phòng, chống tệ nạn xã hội; dạy nghề, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người đã chấp hành xong hình phạt tù, người bị mua bán, người sau cai nghiện, đặc biệt là đối với người chưa thành niên.
 
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chịu trách nhiệm tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chú trọng giáo dục đạo đức trong nhà trường; chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu giảm các vụ phạm tội và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
 
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chịu trách nhiệm quản lý theo đúng quy định của Nhà nước đối với mạng internet và các mạng xã hội để ngăn chặn kịp thời những thông tin xấu, văn hóa phẩm độc hại; chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, khích lệ tinh thần đấu tranh chống tội phạm trong nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
 
Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và việc xây dựng Đề án vị trí việc làm, đảm bảo biên chế phù hợp cho các cơ quan chuyên trách về đấu tranh phòng, chống tội phạm và chế độ, chính sách đối với cán bộ theo quy định.
 
Thanh tra tỉnh tập trung thanh tra, kiểm tra các Công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, các ngành, lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực. Qua thanh tra, kiểm tra phải xử lý nghiêm các vi phạm, tăng cường thu hồi tài sản; kịp thời kiến nghị khởi tố và chủ động chuyển giao vụ việc có dấu hiệu tội phạm, cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét khởi tố hình sự.
 
Căn cứ kế hoạch này và chức năng nhiệm vụ được giao; các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung đã đề ra.
 
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo chấn chỉnh công tác báo cáo, thống kê việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và phát hiện, điều tra xử lý tội phạm đảm bảo kịp thời, chính xác, phục vụ cho việc đánh giá, hoạch định chính sách, pháp luật về các nội dung công tác này; định kỳ hàng tháng, 6 tháng, 1 năm, báo cáo, đánh giá kết quả việc thực hiện gửi UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để tổng hợp.
 
Các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố chủ động bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm để triển khai, thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan liên quan tạo điều kiện về ngân sách để triển khai các chương trình, đề án, dự án, đầu tư xây dựng trụ sở, phương tiện làm việc cho các cơ quan, lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
 
Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng, 01 năm tổng hợp báo cáo Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh nắm, chỉ đạo.
 
Thu Hoài
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • (HOẢ TỐC) Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính   (14/04/2014)
  • Xây dựng nhà máy rác thải ra phân vi sinh tại thành phố Lai Châu.   (11/03/2014)
  • Triển khai xây dựng Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học về Vịt trời, Ngỗng trời, Le Le tại tỉnh   (06/03/2014)
  • Xây dựng thí điểm mô hình nuôi cá Tầm bằng lồng lấy trứng xuất khẩu trên hồ Thuỷ điện Bản Chát   (06/03/2014)
  • Đề án “Phát triển kinh tế, xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống” trên địa bàn tỉnh.   (08/02/2014)
  • Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lai Châu   (25/01/2014)
  • Triển khai thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án   (23/01/2014)
  • Khẩn trương rà soát danh mục Đề án Kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn   (22/01/2014)
  • Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Hoà giải ở cơ sở   (03/01/2014)
  • Nghiêm túc báo cáo tổng kết công tác phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm năm 2013, phương hướng nhiệm   (30/12/2013)
  • Đồng ý chủ trương kéo dài dự án “Phục hồi chức năng và giáo dục đặc biệt” cho trẻ khuyết tật .   (02/12/2013)
  • Hội nghị sơ kết 5 năm “Ngày Biên phòng toàn dân” (03/3/2009 – 03/3/2014)   (25/11/2013)
  • Xử lý tình trạng chậm trễ tiến độ thi công các công trình trên địa bàn tỉnh   (18/11/2013)
  • Chính sách mới hỗ trợ phát triển sản xuất NN trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2014-2016   (01/11/2013)
  • Bổ sung trên 5 tỷ đồng hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 3-4 tuổi, cấp điện cho các xã Ma Quai, Nậm cuổi   (08/10/2013)