Định hướng phát triển
Thứ sáu 29/11/2024
Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
 
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với một trong các quan điểm chỉ đạo là: Điều tra, đánh giá khoáng sản phải đi trước một bước, làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và dự trữ quốc gia.
 
Chiến lược sẽ ưu tiên đầu tư cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cả phần đất liền và biển, hải đảo để làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản. Thăm dò, khai thác khoáng sản gắn với chế biến và sử dụng hiệu quả. Cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản; phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng - an ninh.
 
Mục tiêu của Chiến lược là khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao; đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường; hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản.
 
Bên cạnh đó, chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản quy mô lớn. Các khoáng sản còn lại khai thác chế biến theo nhu cầu trong nước tăng cường dự trữ khoáng sản quốc gia làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
 
Đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng
 
Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội, trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.
Trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, sẽ đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng như: Than nâu ở đồng bằng sông Hồng; bauxit, sắt laterit ở Tây Nguyên; đất hiếm - urani; chì kẽm ở Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Bộ; liti, vàng ở Trung Trung Bộ; đá hoa trắng ở Bắc Bộ...
Trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, đối với khoáng sản than, sẽ đẩy mạnh thăm dò phần sâu dưới -300 m đối với các mỏ ở bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam; lựa chọn một số khu vực có triển vọng nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng, thăm dò đến mức sâu -1000 m. Lựa chọn phương pháp khai thác thử nghiệm tại một số khu vực thuộc bể than đồng bằng sông Hồng bảo đảm an toàn môi trường, không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội trên mặt đất, làm cơ sở đề xuất giải pháp khai thác tổng thể bể than giai đoạn sau năm 2020.
 
Đối với khoáng sản vàng, chỉ thăm dò, khai thác đối với mỏ vàng gốc. Công tác chế biến quặng vàng phải sử dụng công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn nước; không thăm dò, khai thác vàng sa khoáng.
 
Đối với các loại khoáng sản kim loại khác, thực hiện thăm dò, khai thác phải gắn với chế biến sâu chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, không xuất khẩu quặng và sản phẩm sau chế biến.
 
Bên cạnh đó, không khai thác đá vôi tại khu vực sườn núi dọc theo hai bên đường quốc lộ để bảo vệ cảnh quan; đối với khoáng sản đá vôi trắng, không xuất khẩu đá khối.
Hoàng Diên -Chinhphu.vn
 
Huy Dương
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • Phê duyệt Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật xây dựng công trình cấp nước sạch bản Noong Quày (Than Uyên).   (23/12/2011)
  • 16 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015   (20/12/2011)
  • Trên 27 tỷ đồng trợ giúp người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí phục hồi chức năng   (15/12/2011)
  • Quy định cụ thể một số nội dung trong công tác bồi thường, di dân TĐC dự án thủy điện Lai Châu   (15/12/2011)
  • Hỗ trợ 17 tỷ đồng thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường Tết Nguyên đán và phục vụ sản xuất năm 2012   (12/12/2011)
  • Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn việc thu mua và nuôi đỉa của cá nhân trên địa bàn tỉnh   (09/12/2011)
  • Yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh giải ngân, và đăng ký vốn năm 2012 dự án TĐC thủy điện Sơn La   (07/12/2011)
  • Quy định mới về hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch nông thủy sản   (04/12/2011)
  • Tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, thay đổi thực trạng tiêu thụ động vật hoang dã   (30/11/2011)
  • Quy định mới về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số   (24/11/2011)
  • Bình ổn thị trường trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012   (17/11/2011)
  • Gần 6.000 lao động nông thôn tỉnh Lai Châu được đào tạo nghề mỗi năm   (16/11/2011)
  • Chương trình duy trì và nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục tỉnh Lai Châu cho giai đoạn 2011 - 2015   (15/11/2011)
  • Giao các ngành tham mưu, đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn bổ sung trung tâm cụm xã   (11/11/2011)
  • Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020   (09/11/2011)