Dự án thuỷ điện Lai Châu hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ cung cấp sản lượng điện lớn cho Quốc gia, góp phần cùng các nhà máy thuỷ điện trên sông Đà chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về khô cho đồng bằng Bắc Bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu và vùng Tây Bắc địa đầu của Tổ quốc. Bởi vậy công tác di dân, tái định cư vùng lòng hồ Dự án thuỷ điện Lai Châu là nhiệm vụ quan trọng, quyết định đến tiến độ xây dựng và hoàn thành của dự án.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu thì đến nay công tác di dân tại thuỷ điện Lai Châu đã hoàn thành di chuyển 49 hộ dân tại mặt bằng xây dựng thuỷ điện. Hiện tại chủ đầu tư thuỷ điện đang tiến hành rà soát, điều chỉnh lại, quy hoạch chi tiết, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các phương án bồi thường, hỗ trợ TĐC cho điểm tái định cư mặt bằng công trường và đã giải ngân được 26.441 triệu.
Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 phê duyệt về Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư thuỷ điện Lai Châu. UBND tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các chủ thầu tiến hành khảo sát, lập quy hoạch chi tiết cho khu tái định cư như: Thị trấn Mường Tè, Nậm Khao, Mường Tè xã, các hộ TĐC xen ghép, tự nguyện, thị trấn Nậm Hằng để bố trí tái định cư cho khoảng 800 hộ vào mua khô năm 2012.
|
Đ/c Vương Văn Thành - Uỷ viên Ban Thường vụ tỉnh uỷ - Phó chủ tịch UBND tỉnh |
Đồng chí Vương Văn Thành – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Công tác quy hoạch di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Lai Châu được bố trí chủ yếu trên địa bàn huyện Mường Tè, nên khá thuận lợi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nhân dân các dân tộc huyện Mường Tè có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó thuỷ điện Lai Châu lại thường xuyên có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù đối với công tác tái định cư. Ngoài ra công tác di dân, tái định cư ở thuỷ điện Lai Châu cũng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức từ các dự án thuỷ điện Sơn La, Bản Chát, Huổi Quảng.
Bên cạnh những thuận lợi trên. Công tác di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Lai Châu cũng gặp nhiều khó khăn như: huyện Mường Tè là huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, địa hình dốc, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, đất đai rộng nhưng thiếu đất sản xuất, xa các trung tâm kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát triển, quy mô sản xuất còn manh mún, phần lớn là tự cung, tự cấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, trình độ dân trí và chất lượng lao động thấp. Mặt khác diện tích đất bị thu hồi để làm hồ chứa nước và mặt bằng công trình lớn (4.962,6 ha), số hộ thuộc diện phải di dân cao, trong khi đó cơ sở hạ tầng, đường giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt…v.v, tại các khu, điểm tái định cư theo quy định lại chưa được đầu tư ban đầu, khi thực hiện tái định cư gần như phải đầu tư mới hoàn toàn dẫn đến ngân sách đầu tư cao".
Trước tình hình đó Tỉnh uỷ tỉnh Lai Châu đã đề ra một số quan điểm chỉ đạo:
Một là: Coi công tác di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Lai Châu là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011–2015) của tỉnh và huyện Mường Tè, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành đồng bộ, chặt chẽ của các cấp chính quyền, phải phát huy sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị, các lực lượng các thành phần kinh tế tham gia công tác di dân, tái định cư.
Hai là: Di dân, tái định cư là vấn đề lớn của xã hội, vừa có lợi ích trước mắt, vừa có lợi ích lâu dài, toàn diện đối với huyện Mường Tè nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng. Vì vậy đồng bào ở các vùng di dân, tái định cư phải có nhận thức đúng, tự vươn lên khắc phúc khó khăn không trông trờ và ỷ nại vào Nhà nước.
Ba: công tác di dân, tái định cư thuỷ điện Lai Châu phải đặt trong quy hoạch phát triển tỏng thể quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là phương án điều chỉnh địa giới, xây dựng nông thôn mới sắp xếp dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mường Tè và đơn vị hành chính liên quan, nhằm khai thác các lợi thế của vùng, miền củng cố quốc phòng – an ninh, ổn định chính tri.
Bốn: phải kết hợp với hình thức tái định cư tập trung và các hình thức tái định cư khác sao cho phù hợp với thực tế của từng vừng, đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích và truyền thống đoàn kết dân tộc, phù hợp với tập quán, phong tục của từng dân tộc.
Năm quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư phải đảm bảo được tính bền vững lâu dài, chất lượng hiệu quả và tổ chức di chuyển cho các hộ tái định cư tới nơi ở mới khi đã cơ bản hoàn thiện các công trình thiết yếu như: mặt bằng, nước sinh hoạt, đường giao thông,…
Mục tiêu của công tác di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Lai Châu là tạo điều kiện được cho đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác các tiềm năng và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thân đồng bào tái định cư từng bước tốt hơn nơi ở cũ. Thường xuyên đầu tư nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đã có đi đôi với xây dựng mới nhằm thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển gữi vững ổn địn kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ sinh thái. Việc tổ chức tái định cứ cho đồng bào nằm trong vùng ngập và vùng bị ảnh hưởng phải đảm bảo an toàn và hoàn thanh trước khi hồ thuỷ điện Lai Châu tích nước.
Tỉnh uỷ tỉnh Lai Châu cũng đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp trong công tác di dân, tái định cư lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư và tổ chức cho cán bộ di chuyển các hộ nằm trong vùng ngập và các hộ bị ảnh hưởng đảm bảo theo đúng quy hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt.
Xây dựng cơ cấu hạ tầng đồng bộ, tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư, quy hoạch phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thương mại một cách toàn diện trên cơ sở lợi thế của từng vùng. Xây dựng dự án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, nhằm phát huy tác động nhiều mặt của rừng trong đó có tác động giữ nước cung cấp cho hoạt động của nhà máy thuỷ điện trên sông Đà, hạn chế lũ lụt, đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu.
Huy động sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đầu tư dự án thuỷ điện, công tác di dân, tái định cư. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, kịp thời giải quyết những vấn đề nẩy sinh từ cơ sở.