Định hướng phát triển
Thứ bảy 30/11/2024
Ngăn chặn “té nước theo giá, tát nước theo lương”
 
Đối với việc  thực hiện lộ trình giá  thị trường, việc điều chỉnh lương tối thiểu, vấn đề đặt ra là cần ngăn chặn tình trạng “té nước theo giá, tát nước theo lương” để giảm thiểu tác động đến công cuộc kiềm chế lạm phát hiện nay.
 

Việc thực hiện lộ  trình theo giá thị trường là việc chẳng đặng đừng, xuất phát từ nhiều yếu tố. Trong nền kinh tế thị  trường, giá cả biến động theo quy luật cung- cầu, theo sự biến động của giá cả đầu vào trong điều kiện của nước ta hiện nay, cung chưa đủ cầu, giá cả thế giới tăng, thì giá bán ở trong nước cũng buộc phải tăng lên.

 Nếu không tăng lên, thì hiện tượng sử dụng lãng phí, hay việc xuất lậu qua biên giới sẽ gia tăng, Nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh, các mặt hàng này sẽ không thể chịu đựng nổi; hoặc việc giãn tăng trong cuối năm trước do CPI lúc đó tăng cao, đến nay không thể trì hoãn được nữa.

 Một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ gia tăng vào những ngành, lĩnh vực để tận dụng giá điện, giá xăng dầu thấp của Việt Nam để xuất khẩu sản phẩm, nhằm thu lợi nhuận cao…

 Việc điều chỉnh lương tối thiểu cũng là việc chẳng đặng đừng, bởi trong điều kiện lạm phát tăng, nếu lương không tăng, thì mức sống thực.

 Tuy nhiên, tình trạng “té nước theo mưa” thường xảy ra trong các lần điều chỉnh giá, điều chỉnh lương trước đây, thậm chí còn “vượt trước đón đầu”. Tình trạng này không chỉ làm cho việc điều chỉnh lương bị giảm ý nghĩa thực tiễn, mà còn làm cho vòng xoáy “lạm phát- tăng lương- lạm phát”,… tiếp tục diễn ra, gây ra tâm lý bất ổn.

 Tình trạng “té nước mưa” được biểu hiện trên nhiều phương diện. Có những nhóm, mặt hàng dịch vụ ít hoặc không trực tiếp bị ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá, điều chỉnh lương, nhưng đã tăng giá, thậm chí còn tăng giá trước để đón đầu.

 

 Các nhóm mặt hàng, dịch vụ chỉ bị tác động ít, nhưng giá đã tăng khá cao, thậm chí còn tăng với tốc độ cao hơn so với tốc độ điều chỉnh giá, tốc độ điều chỉnh lương, mặc dù những mặt hàng, dịch vụ, lương điều chỉnh chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá thành, giá bán của mặt hàng, dịch vụ đó.

 

Để nhận biết việc tăng giá của nhóm mặt hàng, dịch vụ đó có thuộc diện “té nước theo giá, tát nước theo lương” hay không, cần căn cứ vào tỷ trọng chi phí của những mặt hàng mà Nhà nước tăng giá, tỷ trọng của lương khu vực Nhà nước điều chỉnh trong tổng chi phí sản xuất, kinh doanh mặt hàng, dịch vụ đó và tốc độ điều chỉnh giá, lương của Nhà nước. Nếu tốc độ tăng giá của mặt hàng, dịch vụ mà cao hơn tốc độ này thì phải xử lý và công bố cho người tiêu dùng.
 
Chẳng hạn, đối với mặt hàng A, chi phí xăng dầu chiếm 10%; khi xăng tăng 30%, thì giá của mặt hàng đó chỉ được tăng 3%, nếu giá tăng vượt qua 3%, thì phải xử lý và thông báo rộng rãi cho người tiêu dùng.
 
Nếu mặt hàng A vừa sử dụng điện, vừa sử dụng xăng dầu, thì cách tính cũng tương tự như trên. Chẳng hạn cũng với mặt hàng A ở trên, nếu chi phí về điện chiếm tỷ trọng 10% trong tổng chi phí để sản xuất ra mặt hàng đó; nếu giá điện tăng 20%, thì giá của mặt hàng này chỉ được tăng 2%. Tính chung giá cả của mặt hàng A tăng do giá xăng dầu, giá điện tăng không được vượt quá 5%.
 
Thực tế những ngày vừa qua, có một số mặt hàng đã tăng giá vượt quá tốc độ tăng giá xăng, giá điện- đó không chỉ là sự lợi dụng kiếm lời, mà còn đi ngược lại với chủ trương về kiềm chế lạm phát của Nhà nước.
 
Vì vậy, các địa phương cần khẩn trương rà  soát, kiểm tra, thanh tra, xử lý tình trạng “té nước theo giá, tát nước theo lương”.


 
Theo Chinhphu.vn
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • Một số trường hợp không vi phạm sinh 1 hoặc 2 con, áp dụng từ 12/5/2011   (08/04/2011)
  • Phòng chống tham nhũng phải kiên quyết, kiên trì, đồng bộ   (06/04/2011)
  • Học sinh có thể học trước tuổi, vượt lớp   (30/03/2011)
  • Kiên trì điều hành giá theo cơ chế thị trường   (26/03/2011)
  • Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số   (23/03/2011)
  • Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng Luật Người cao tuổi   (20/03/2011)
  • Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan rộng   (15/03/2011)
  • Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, ứng dụng KH-KT vùng Tây Bắc   (08/03/2011)
  • Thi đua khen thưởng cần bám sát nhiệm vụ phát triển KT -XH, QP-AN năm 2011   (02/03/2011)
  • Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện gió   (28/02/2011)
  • 7 nhóm giải pháp ngành Ngân hàng triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ   (27/02/2011)
  • Hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực địa phương giai đoạn 2011 - 2020   (25/02/2011)
  • Lãnh đạo ít dùng Internet khó biết thanh niên nghĩ gì   (25/02/2011)
  • Triển khai Nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế lạm phát   (24/02/2011)
  • Quy hoạch nhân lực phải bám sát chiến lược phát triển KT-XH   (23/02/2011)