Tình hình kinh tế - xã hội
Thứ sáu 29/11/2024
Bước chuyển biến mới ở các xã biên giới
 
Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết 16 – NQ /TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ( Khoá XI) về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh biên giới. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc các xã biên giới đã được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng - an ninh được tăng cường, chủ quyền biên giới được giữ vững, nhân dân luôn tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng pháp luật của Nhà nước.
 

Với tổng số vốn đầu tư để Nghị quyết 16 – NQ /TU trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 – 2011 là 1.681.911 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn thực hiện Quyết định 120 là 178.980 triệu đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là 1.502.927 triệu đồng.
 
 Đến nay, hầu hết các xã biên giới đều đã có dự án đầu tư vào đường giao thông đến tận Trung tâm các xã. 20/21 xã có đường ô tô đi vào trung tâm xã, 15/21 xã có đường ô tô đi lại được bốn mùa, 209/224 tuyến đường dân sinh đến bản. Hệ thống các tuyến đường tuần tra và đường ra biên giới cũng đang được tiếp tục đầu tư, làm mới theo quy hoạch.
 
Đã có 53 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ để phục vụ tưới cho 854 ha ruộng, nâng tổng diện tích lúa được tưới chủ động là 2.215 ha, góp phần nâng cao sản lượng nương thực cho toàn tỉnh. Các xã trong tỉnh đều có các trường tiểu học tại Trung tâm xã và có 705 lớp/ 612 phòng học tại các bản, tăng 101 lớp/109 so với năm 2007. Tỷ lệ kiên cố hoá trường lớp đạt 21,8%, 21/21 xã đã có trường trung học cơ sở tại Trung tâm, trong đó có 19/21 xã đạt tỷ lệ 90,5 % có trường đạt kiên cố. Hệ giáo dục mầm non được quan tâm, đã có 288 lớp/ 256 phòng học mầm non tại các bản, tỷ lệ kiên cố hoá đạt 29,7%. Thời gian qua tỉnh cũng đã xây dựng được 606 phòng ở cho giáo viên và 200 phòng học sinh bán trú và đã hoàn thiện song 2 tường phổ thông trung học nội trú Dào san và Ka Lăng. Tỷ lệ học sinh đến tuổi trường hàng năm tăng, đến năm 2010 tỷ lệ học sinh độ tuổi lớp 1 đến trường đạt trên 95%, số học sinh bỏ học giảm dần hàng năm.
 
Trên địa bàn toàn tỉnh đã có 33 nhà văn hoá cộng đồng, 28% thôn bản đạt tiêu chuẩn văn hoá, 21/21 xã có điểm bưu điện văn hoá xã. 12/21 xã có trạm phát lại truyền hình và 100% xã được phủ sóng điện thoại và hầu hết dân số trong tỉnh đã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tỷ lệ các huyện được sử dụng điện tăng từ 33% năm 2007 lên 67% năm 2010, 81% trụ sở các xã đã có đẩy đủ trang thiết bị làm việc. 100% hộ nghèo được cấp thẻ cấp phát thuốc, khám, chữa bệnh miễn phí, trên 95% trẻ được tiêm chủng văc xin, công tác dân số kề hoạch hoá gia đình được triển khai có hiệu quả, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm hàng năm.
 
 Công tác xoá đói giảm nghèo được đặc biệt quan tâm, đạt kết quả khá, nhiều chính sách, chương trình được thực hiện đến từng hộ dân như chương trình 135 giai đoạn II, chương trình 134, chương trình 30a, chương trình xoá nhà tạm dột nát theo quyết định 167,.. qua đó hộ nghèo đã giảm xuống còn 33,46 %năm 2010.
 
 Trung tá Vũ Đức Phong – Chính trị viên Đồn Biên phòng Ma Lù Thàng cho biết:“ Cơ sơ hạ tầng cửa khẩu Ma Lù Thàng nhìn chung đã được đầu tư tương đối đồng bộ, đê, kề sông ở biên giới được hoàn thiện và đặc biệt tỉnh đã hoàn thành việc phân giới cắm mốc biên giới Việt –Trung; nên anh em chúng tôi trong Đồn cửa khẩu đỡ vất vả hơn. Tình trạng buôn bán hàng lậu, ma tuý, di dân, buôn bán người qua biên giới được hạn chế. Việc thông thương, giao lưu, buôn bán qua biên giới nhân dân 2 nước được thuận tiện. Bên cạnh đó Đồn Biên phòng đã xây dựng kế hoạch, phương án và công tác chuyên môn phù hợp với tình hình và thực tiễn tại địa phương. Cán bộ chiến sỹ của Đồn luôn bám sát cơ sở thực hiện 4 cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và cùng nói tiếng dân tộc” với nhân dân để tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới. Mặt khác cấp ủy, chỉ huy đồn đặc biệt quan tâm đến giáo dục chính trị cho cán bộ chiến sỹ khi xuống cơ sở với khẩu hiệu “đi dân nhớ, ở dân thương” nên quần chúng nhân dân đã cung cấp cho đơn vị nhiều nguồn tin có giá trị liên quan đến an ninh trật tự".
 
Sản xuất nông nghiệp đã chuyển dần theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của từng xã. Thực hiện tốt việc thâm canh, xen canh áp dụng giống mới và tiến bộ khoa học vào sản xuất, đáp ứng tốt các dịch vụ nông nghiệp, quan tâm đến công tác dịch bệnh, thú y nhờ đó mà năng suất các loại cây trồng được nâng lên. Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn các xã biên giới đã khai hoang được thêm 845 ha, đưa diện tích lúa nước được tưới tiêu chủ động lên 2.215 ha, sản lượng bình quân theo đầu người từ 198,8 kg/người/ năm năm 2007 lên đến 386 kg/người/ năm năm 2010. Chăn nuôi gia súc phát triển khá, tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt 5 – 7 %/ năm. Công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và phát triển rừng được triển khai mạnh mẽ bằng các như: Chương trình 5 triệu ha rừng, các Chương trình thí điểm bảo vệ và phát triển rừng 21 xã biên giới. Qua đó đã góp phần nâng độ che phủ rừng từ 37,36% năm 2007 lên 48,7% năm 2010 và ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên, tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy đã được hạn chế.
 
Bên cạnh đó tỉnh cũng luôn chủ động lập quy hoạch ổn định, sắp xếp dân cư các xã biên giới, di dân ra khỏi các vùng xạc lở ca, ổn định dân cư di chuyển đến nơi có điều kiện tốt hơn. Kết quả trong 4 năm qua, tỉnh đã thực hiện sắp xếp ổn định tại chỗ được 109 hộ, bố trí xen ghép được 69 hộ, lập thêm bản mới được 348 hộ. Tuy nhiện tình trạng di cư tự do vẫn còn diễn ra phức tạp, chỉ tính riêng năm 2009 và 2010 đã có 15 hộ/72 khẩu từ xã Nậm Ban, Sì Lờ Lầu, Dào San,.. di cư sang tỉnh khác.
Các cơ quan tuyên truyền, Báo, Đài phát thanh truyền hình phát nhiều các tin, bài phù hợp với phong tục, tập quán, đời sống, văn hoá tinh thần của các dân tộc. Làm cho cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong tình hình mới, từ đó kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tư tưởng và hành động kinh tế “đơn thuần”, không gắn với quốc phòng – an ninh. Thông qua đó, góp phần củng cố “thế trận lòng dân”.
 
Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ các cấp về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới; đồng thời, nâng cao nhận thức về tinh thần yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết, truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc.
 
Quy hoạch và xây dựng hệ thống Đồn, Trạm biên phòng tại các vị trí quan trọng, đưa đồn biên phòng ra vị trí phù hợp, thhực hiện xây dựng lực lượng công an xã, dân quân tự vệ, dự bị động viên vững mạnh. Tăng cường công tác đối ngoại thông qua việc trao đổi giao lưu các đoàn giữa 2 bên biên giới, đặc biệt là giao lưu giữa các huyện biên giới và việc giao ban định kỳ giữa các đồn biên phòng. Việc trao đổi hàng hoá, thăm thân giữa nhân dân các xã biên giới từng bước được nâng lên. Do đó, tình hình an ninh trật tự khu vực được ổn định, biên giới hoà bình, hữu nghị.
 
Cùng với phát triển KT-XH, luôn coi trọng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, trước hết là vững mạnh về chính trị và tổ chức. Xuất phát từ tình hình thực tế, lấy đảng viên ở các thôn, bản làm nòng cốt, nên đã xây dựng được nhiều cơ sở dân quân... bảo đảm số lượng hợp lý, phù hợp với từng loại hình cơ sở; coi trọng xây dựng lực lượng dân quân thường trực ở các thôn, bản dọc biên giới; tích cực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ xã (phường, thị trấn), già làng, trưởng bản… nhằm nâng cao chất lượng chính trị, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trên địa bàn. Ngoài ra, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng lực lượng tự vệ vững mạnh, tham gia có hiệu quả vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Để bảo đảm, duy trì lực lượng dân quân tự vệ hoạt động có hiệu quả, Tỉnh đã có chính sách ưu đãi bảo đảm đời sống, vật chất cho lực lượng này.
 
Ông Nguyễn Văn An người dân cửa khẩu  Ma Lù Thàng tâm sự: "Từ khi có sự đầu tư của Nhà nước và Tỉnh vào cho thị trấn Ma Lù Thàng người dân chúng tôi đã có đường đi lại thuận tiện, không còn lầy lội như ngày xưa, người dân sinh sống, đi lại ở thị trấn ngày càng đông hơn. Đời sống của bà con được nâng lên, ai cũng có cái ăn, mặc, có đất làm ruộng, nước tưới, tiêu thuận lợi, nước sinh hoạt sạch sẽ, giao lưu bán buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa người dân chúng tôi với người dân Trung Quốc và các tỉnh khác được thuận tiện. Đặc biệt Bộ đội biên phòng đã làm tốt, chúng tôi rất an tâm sinh sống vì tình trạng buôn bán trẻ en, phụ nữ qua biên giới được hạn chế.”
Bên cạnh những mặt đã đạt được thì Nghị quyết 16 – NQ /TU của Ban chấp hành Đảng bộ (Khoá XI) về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh biên giới vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đồng chí Lò Văn Giàng – Uỷ viên trung ương Đảng – Bí thư tỉnh uỷ đánh giá:“ Các xã biên giới vẫn là các vùng khó khăn nhất so với các vùng khác trong tỉnh, địa bàn rộng, hiểm trở, đi lại khó khăn, điểm xuất phát kinh tế thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, trình độ dân trí thấp. Mặt khác trong những năm qua nên kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của khủng hoảng kinh tế, tài chính, lạm phát tăng cao nên đời sống nhân dân bị ảnh hưởng và đầu tư bị hạn chế. Một mặt nữa, là do nhận thức của một số cán bộ và nhân dân còn hạn chế, chưa thật sự tập trung chỉ đạo, thu xếp nguồn lực để đầu tư thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại ở một bộ phận không nhỏ cán bộ cơ sở và nhân dân còn nặng nề, ý thức vươn lên hạn chế. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đặt ra trong thời gian tới, cần tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai, quán triệt, học tập Nghị quyết sâu sắc hơn đến các cấp, các ngành, cán bộ đẳng viên và nhân dân vùng biên giới về tinh thần của Nghị quyết. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư hoàn thành mục tiêu về xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã biên giới. Đồng thời phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của từng xã, từng bản. Ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật để giúp nhân dân phát triển sản xuất, giảm nghèo nhanh, bền vững và ưu tiên cho giáo dục, y tế, văn hoá tăng cường hơn nữa về nâng cao dân trí, sức khoẻ cho người dân. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, luân chuyển cán bộ cho các xã vùng biên giới, nâng cao củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tăng cường phối hợp với các lực lượng trên địa bàn, nắm vững thông tin, xây dựng quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc tại cơ sở. Chủ động, kiên quyết đấu tranh phá tan mọi âm mưu chia rẽ dân tộc, chống lại nhà nước của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Phát huy có hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong bảo vệ an ninh, chủ quyền biên giới, giữ vững hoà bình, hợp tác, hữu nghị".
 
Hi vọng với sự lãnh đạo của Đảng và sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong Tỉnh đang nỗ lực phấn đấu đưa Lai Châu phát triển nhanh, bền vững, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
 
Thu Hoài
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • Bão cát kinh hoàng tấn công nước Mỹ   (06/07/2011)
  • Thực phẩm lại vào đợt tăng giá mạnh   (06/07/2011)
  • Nhìn lại sau 5 năm hoạt động của hội liên minh hợp tác xã kinh tế   (06/07/2011)
  • Một vũ khí sắc bén bị bỏ quên.   (05/07/2011)
  • Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội 6 tháng đầu năm của tỉnh   (05/07/2011)
  • Nhiều hướng đi mới, hiệu quả trong nông nghiệp   (05/07/2011)
  • Kết quả sau 4 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế cửa khẩu   (05/07/2011)
  • Không thể 'đẽo cày" chính sách cho nhóm lợi ích thu hoạch   (05/07/2011)
  • Kết quả sau 2 năm thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”   (04/07/2011)
  • Hiệu quả từ công tác phòng chống tham nhũng tại tỉnh Lai Châu   (04/07/2011)
  • Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: 'Giá điện không thể tăng quá mạnh'   (30/06/2011)
  • Công tác phòng chống cháy rừng tại tỉnh Lai Châu.   (30/06/2011)
  • Giao các ngành chuẩn bị các điều kiện cho lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết tại huyện Mường Tè   (29/06/2011)
  • Bộ trưởng Kinh tế Pháp trở thành nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của IMF   (29/06/2011)
  • Lần đầu tiên có quy định về bàn ghế cho học sinh   (28/06/2011)