Tình hình kinh tế - xã hội
Thứ sáu 29/11/2024
Kết quả sau 4 năm thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế cửa khẩu
 
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 10 – NQ/ TU của Tỉnh uỷ tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2007 – 2015, bước đầu đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức, ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
 
Đồng chí Lò Văn Giàng – Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh cho biết: “Ngay sau khi có Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, Ban thường vụ tỉnh uỷ đã chỉ đạo, tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai đến các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các Huyện uỷ, Thị uỷ, Đảng uỷ trực thuộc để xây dựng Chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2007 – 2015, đồng thời kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng. Bên cạnh đó là sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung và tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc chuẩn bị thực hiện Nghị quyết, tuyên truyền phổ biến quán triệt sâu rộng đến các cấp, các ngành, cán bộ nhân dân các dân tộc, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đảm bảo hiệu quả”.
 
4 năm qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 62,477 triệu USD, bình quân đạt 15,61 triệu USD/ năm. Tổng mức thuế ước đạt 32.806 triệu đồng, bình quân 8.201 triệu đồng/ năm. Xuất nhập cảnh ước đạt 147.896 lượt, bình quân mỗi năm ước đạt 36.976 lượt người/năm. Tổng phương tiện xuất nhập cảnh ước đạt 9.974 lượt . Số lượng khách du lịch xuất nhập cảnh tăng lên bình quân mỗi năm đạt 8.325 lượt khách, ước tính tổng doanh thu từ du lịch trong 4 năm đã đạt 60 tỷ đồng. Hoạt động kiểm dịch, diệt trùng, xét nghiệm động thực vật qua cửa khẩu được thường xuyên chú trọng tạo điều kiện cho vệc thông thương cho cư dân buôn bán giữa hai tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc).
 
Bên cạnh đó Quan hệ hữu nghị, đối ngoại hợp tác giữ hai tỉnh Lai Châu(Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) ngày càng được củng cố và phát triển. Hạ tầng phục vụ cho kinh tế cửa khẩu từng bước được đầu tư xây dựng, quốc phòng an ninh khu vực biên giới luôn được giữ vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thông thương tại cửa khẩu và các lối mở phát triển ổn định.
 
Mặc dù mới triển khai hơn 4 năm, Khu Kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng đã có những bước chuyển biến, song vẫn còn nhiều bất cập. Là một tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, mặt khác do phải tạm đình, hoãn, giãn nhiều công trình, cho nên gây ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư vào kinh tế cửa khẩu.
 
Đồng chí Hoàng Bình Nhưỡng – Phó trưởng Ban Quản lý khu kinh tế của khẩu Ma Lù Thàng nói: “Trong thời gian tới chúng tôi mong muốn tỉnh sẽ nhanh chóng có quy hoạch, phương án đưa dân vào khu vực cửa khẩu để sinh sống làm ăn buôn bán. Đề nghị các cấp các ngành xem xét đầu tư, xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình phúc lợi để phục vụ cho việc ổn định sinh sống của nhân dân và cán bộ, công nhân viên chức thực hiện nhiệm vụ trong khu vực. Sớm đưa công trình Trạm kiếm soát liên hợp mới vào sử dụng cho phù hợp với dây truyền kiểm soát Xuất nhập cảnh tại cửa khẩu. trang bị thêm các trang thiết bị như hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn,...”
 
Đánh giá sự phát triển các Khu Kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng đồng chí Lò Văn Giàng cho biết: “Kinh tế cửa khẩu tuy đã có nhiều thay đổi, nhưng vẫn chưa xứng với yêu cầu phát triển, hạ tầng cơ sở vẫn thiếu về số lượng và yêu cầu về quy mô, mạng lưới, chất lượng đường giao thông chưa đạt yêu cầu. Hiệu quả về kinh tế mang lại chưa tương xứng với hiệu quả đầu tư, thu ngân còn thấp. Các dự án do nhà đầu tư tự bỏ vốn quy mô đầu tư nhỏ nên hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được nhà đầu tư chiến lược. Hoạt động thương mại – dịch vụ - du lịch chưa ổn định, phụ thuộc vào diễn biến của thị trường. Hàng xuất khẩu là hàng thô, số lượng ít, chất lượng kém, chủng loại chưa đa dạng, sự cạnh tranh kém, dễ bị đối tác ép giá. Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc ở biên giới còn nhiều điểm chưa tương đồng, Thủ tục xuất nhập khẩu khó khăn, đặc biệt là việc cho phép các Thương nhân, cư dân vào Việt Nam. Mặt khác nguồn thu hút vốn đầu tư phát triển cho khu Kinh tế cửa khẩu còn ít, nhất là nguồn vốn trong dân cư, vốn của các nhà đầu tư, việc phối hợp giữ các ngành chưa đồng bộ trong công tác quản lý”.
 
 
 
Thu Hoài
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • Không thể 'đẽo cày" chính sách cho nhóm lợi ích thu hoạch   (05/07/2011)
  • Kết quả sau 2 năm thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”   (04/07/2011)
  • Hiệu quả từ công tác phòng chống tham nhũng tại tỉnh Lai Châu   (04/07/2011)
  • Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: 'Giá điện không thể tăng quá mạnh'   (30/06/2011)
  • Công tác phòng chống cháy rừng tại tỉnh Lai Châu.   (30/06/2011)
  • Giao các ngành chuẩn bị các điều kiện cho lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết tại huyện Mường Tè   (29/06/2011)
  • Bộ trưởng Kinh tế Pháp trở thành nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của IMF   (29/06/2011)
  • Lần đầu tiên có quy định về bàn ghế cho học sinh   (28/06/2011)
  • Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Lai Châu Làm tốt công tác Hội   (28/06/2011)
  • Khai thác thủy sản lòng hồ thủy điện Sơn la: Mạnh ai nấy làm!   (27/06/2011)
  • Hiệu quả từ dự án trồng 5 ha rừng   (27/06/2011)
  • Lũ quét kinh hoàng ở Nghệ An   (26/06/2011)
  • Tổ chức Giải cầu lông Gia đình tỉnh Lai Châu năm 2011   (23/06/2011)
  • Tập huấn nghiệp vụ phòng chống Tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo   (23/06/2011)
  • Phụ nữ Công an tỉnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.   (22/06/2011)