Tình hình kinh tế - xã hội
Thứ bảy 30/11/2024
Lai Châu sau 4 năm thực hiện Quyết định số 32/2007/QĐ – TTg
 
Sau 4 năm thực hiện Quyết định số 32/2007/QĐ – TTg, diện mạo kinh tế - xã hội ở các xã vùng cao tỉnh Lai Châu đã có sự khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, nâng cao.
 
Từ năm 2009 đến nay, với 9 chương trình cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh và các phòng giao dịch đã có hàng chục ngàn lượt hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn… được vay vốn phát triển sản xuất, đi học, lao động nước ngoài.
 
                   Ảnh minh hoạ
 
 
 Đến nay, toàn tỉnh đã có 5/7 huyện, thị xã thuộc 62 huyện nghèo đã được vay vốn sản xuất, vốn xóa đói giảm nghèo, nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 8 triệu đồng/năm 2010, tăng 0,5 triệu đồng so với năm 2009.
 
Tính đến năm 2010 hiện tổng dư nợ cho vay theo các chương trình gần 678.356 tỷ đồng, tăng 72,96% trong đó cho vay hộ nghèo đạt 93.158 tỷ đồng; hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 62 tỷ đồng; nước sạch và vệ sinh môi trường 5.905 tỷ đồng; giải quyết việc làm  11.001 tỷ đồng; lao động nước ngoài có thời hạn 592 tỷ đồng; học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 12.715 tỷ đồng; đồng bào dân tộc thiểu số 57 tỷ đồng; thương nhân hoạt động thương mại vùng khó khăn 2.950 tỷ đồng... Các nguồn vốn đã bước đầu phát huy được hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của người dân thuộc đối tượng chính sách xã hội.  Nhờ đó mà nhiều gia đình không chỉ thoát nghèo, ổn định đời sống mà còn vươn lên làm kinh tế giỏi.
  
Đến với đồng bào dân tộc Thái, Mông, Xá, Hà Nhì, Si La, Cống ở xã Pa Hủ, Nâm Hàng, Pa Vệ Sử... huyện Mường Tè mới cảm nhận được sự cố gắng, vất vả của những người đã có công đưa đồng vốn ưu đãi của Chính phủ về với đồng bào nơi đây. Là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh, địa hình phức tạp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu là tự cấp tự túc, mùa giáp hạt vẫn thiếu đói. Toàn huyện có 47.406 người (2004) sinh sống tại 15 khu hành chính, chủ yếu là người Mông, Thái... Hộ nghèo chiếm hơn 65%. Nhờ sự năng động của ngành Ngân hàng trong việc phối hợp với chính quyền huyện, từ tháng 7- 2009 nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã đến được người dân ở 15 khu hành chính.
 
Bà Lò Phù Mé – Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: "Nguồn vốn chính sách có vai trò khá quan trọng đối với đồng bào, đặc biệt trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nâng cao đời sống người dân. Nguồn vốn cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cũng hiệu quả, khá nhiều gia đình đã cho con em đi học …".
 
Chị Sùng Thị Giao, dân tộc Mông, xã San Thàng cho biết: "Tháng 9- 2009, gia đình tôi được vay 5 triệu đồng của Ngân hàng chính sách xã hội huyện theo chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, đầu tư nuôi 3 lợn nái, lợn thịt, đào 2 sào ao thả cá, kinh doanh máy xay xát. Nhờ đó gia đình tôi đã bớt khó khăn, ổn định cuộc sống
 
Để tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả việc chuyển tải nguồn vốn các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến các đối tượng thụ hưởng, thực sự trở thành một công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững. Trong thời gian tới, Ngân hàng Chính sách tỉnh cần bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, duy trì tốt phương thức cho vay và quản lý vốn vay. Cụ thể sẽ ủy thác từng phần cho các đoàn thể, thực hiện bình xét công khai tại các tổ tiết kiệm và vay vốn, cán bộ ngân hàng giải ngân trực tiếp tại các điểm giao dịch cấp xã. Đồng hành với phương thức này ngân hàng sẽ tổ chức mạng lưới hoạt động rộng khắp đến tất cả thôn bản, xã, phường trong tỉnh, giúp cho ngày càng có nhiều người dân từ đô thị tới vùng sâu vùng xa, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào khó khăn được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ưu đãi đúng mục đích mang lại hiệu quả, nâng cao đời sống.
 
Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung thêm nguồn vốn, nâng mức cho vay tối đa vì hiện nay giá cả lạm phát mức cho vay 5 triệu đồng thì hộ vay rất khó thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, giảm mức lãi xuất xuống. Đồng thời, cũng cần phải có chính sách đối các hộ cận nghèo, hộ một lúc nuôi 2,3 con ăn học ở các trường chuyên nghiệp. 
 
Thu Hoài
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • Cấp kinh phí xây dựng Bản đồ phát triển vùng chè tập trung   (20/05/2011)
  • Kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng ATTP tại cơ sở SXKD vật tư NN, sản phẩm nông, lâm, thủy sản   (20/05/2011)
  • Đoàn thanh niên công an tỉnh Lai Châu Làm tốt công tác đoàn   (18/05/2011)
  • Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011: Cẩn trọng với nợ công   (17/05/2011)
  • Hồ Chí Minh – người góp công mở đầu hiện đại hóa tiếng Việt   (17/05/2011)
  • Tổ chức "Tháng hành động phòng, chống ma túy"   (17/05/2011)
  • Đấu giá nhà khách Chính phủ   (17/05/2011)
  • Ngành giáo dục và các em học sinh PTTH Lai Châu: Chuẩn bị kỹ trước ngày thi   (17/05/2011)
  • Dầu xuống dưới 99 USD/thùng khi đồng USD phục hồi   (17/05/2011)
  • Ngàn lẻ một cách làm trẻ... thui chột   (16/05/2011)
  • Thử nghiệm hệ thống cảnh báo sóng thần đầu tiên   (15/05/2011)
  • Bảo tàng Hồ Chí Minh Di sản thiêng liêng truyền tới mai sau   (14/05/2011)
  • Giá xăng sẽ giảm hay tăng?   (14/05/2011)
  • Tréo ngoe thầy cô 'đua xe' đường núi   (14/05/2011)
  • “Lính thợ” Sông Đà đã trưởng thành   (13/05/2011)