Những năm qua, nhờ việc thực hiện Nghị quyết số 05 – NQ/ TU của ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh “ đẩy mạnh thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2004 – 2010”, bộ mặt đô thị và nông thôn tỉnh Lai Châu đã có nhiều thay đổi, tiến bộ.
Đến nay, tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hàng năm của tỉnh đạt 13%/ năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Công nghiệp năm 2010 đạt 32,1%, xây dựng đạt 35,4%, Nông nghiệp đạt 33,5%, GDP bình quân theo đầu người năm 2010 đạt 8 triệu/ người. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) còn 21,94%, toàn tỉnh đạt 41,05%; 80% dân số đô thị được sử dụng nước sạch và 80% đa số nông thôn được sạch đẹp hợp vệ sinh, 80% số xã đã có điện, 75% hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia, 92% số hộ được nghe đài phát thanh và 82% số hộ được xem truyền hình. Có 60/70% số xã có đường ô tô đến trung tâm đi lại vào các mùa; 65% gia đình, 50% số thôn, bản, khu phố, 70% cơ quan trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa.
|
Đ/c Lò Văn Giàng - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Ảnh : Thu Hoài
|
Ý kiến, đánh giá của đồng chí Lò Văn Giàng - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy: “Trong những năm qua, nhận thức về công tác xóa đói, giảm nghèo của các cấp, các ngành, các dân tộc được nâng lên và Tỉnh cũng có nhiều chính sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã tạo cho bộ mặt nông thôn Lai Châu thay đổi. Đến nay, hầu hết tại trung tâm các xã có các công trình hạ tầng thiết yếu, thông qua đào tạo nghề và cho vay vốn, đa số nhân dân đã có việc làm tạo thu nhập cho bản thân và gia đình, đã cơ bản xoá được hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh vượt mục tiêu Nghị quyết đại Hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra, đời sống của nhân dân các dân tộc được cải thiện rõ rệt và tăng cường đoàn kết các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo vẫn còn chưa vững chắc, cả tỉnh còn 5/7 huyện trong tổng số 65 huyện nghèo nhất cả nước, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn bình quân chung cả nước, số hộ nghèo chủ yếu ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa, có phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, bên cạnh đó một số bộ phận nhân dân còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đứng trước những khó khăn đó Đại hội đảng bộ tỉnh cũng đã xác định rõ vấn đề xóa đói giảm nghèo là một chủ trưởng lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện thiện đời sống vật chất tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách trình độ phát triển giữa các vùng, các địa bàn, giữa các dân tộc, nhóm dân cư nên cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo và lấy đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, trách nhiệm của Đảng, chính quyền các cấp các ngành”.
Bên cạnh đó Tỉnh ủy tỉnh Lai Châu cũng đề ra một số qua điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011 – 2016.
Giảm nghèo nhanh và bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, đạt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự lãnh đạo của chính quyền và phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hộ và đoàn thể nhân dân từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thể hiện, giám sát đánh giá hiệu quả việc thực hiện chương trình tại các địa phương cơ sở và cần tập trung vào các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, các dân tộc đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, xã hội và người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương nhất là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để phát triển Kinh tế - Xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phấn đấu thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ mức sống của nhân dân csc vùng đô thị và nông thôn. Kêu gọi mọi sự giúp đỡ tạo điều kiện để hộ nghèo, người nghèo tự vươn lên thoát nghèo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tập trung chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xây dựng đời sống văn hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội. Qua đó nhằm tạo sự chuyển biến nhanh về đời sồng vật chất, tinh thần của người nghèo, các dân tộc đặc biệt khó khăn, giảm nhanh số lượng hộ nghèo, hạn chế tối đa các hộ tái nghèo và phát sinh mới. xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức kinh tế có hiệu quả. Tiến tới xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, bảo vệ tốt môi trường sinh thái và đảm bảo quốc phòng – an ninh.
Mục tiêu mỗi năm sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo 4 – 5%, giải quyết cơ bản về nhà ở cho hộ nghèo, tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy tốt hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các dịch vụ sản xuất thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi. Tạo bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng nông thôn mới, hạ tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống dưới 65% lao động xã hội. tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt 40%.
Nhiệm vụ và giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011 – 2016.
Tỉnh ủy chỉ đạo cho các huyện rà soát, quy hoạch sản xuất, sắp xếp lại dân cư, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng. Tập trung dạy nghề cho người nghèo và đào tạo cán bộ cơ sở, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao công nghệ cho các hộ nghèo, đưa tiến bộ khoa học áp dụng vào sản xuất để có thu nhập cao.
Đẩy mạnh vấn đề giải quyết việc làm cho hộ nghèo theo hướng cho vay ưu đãi phát triển sản xuất để tạo việc làm, khoản chăm sóc bảo vệ rừng, xây dựng các công trình cơ bản cho các hộ nghèo có thêm việc làm,thu nhập, ưu tiên cho các hộ nghèo được tham gia các chương trình phát triển kinh tế như: trồng rừng, cao su, chè,…Đặc biệt là chú trọng công tác xuất khẩu lao động để tạo việc làm, khuyến kích các đối tượng thuộc diện nghèo đi xuất khẩu lao động nâng cao thu nhập và tỉnh còn thường xuyên chăm lo công tác giáo dục, đào tạo, y tế, xây dựng đời sống văn hoá, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư.
Đồng thời Tỉnh uỷ cũng đề ra một số giải pháp là tiếp tục tuyên truyền, vận động sâu rộng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng công tác giảm nghèo nhanh và bền vững cho nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu vùng xa, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước và cộng đồng, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người nghèo.
Đẩy mạnh xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả công tác xoá đói, giảm nghèo.
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước và thực hiện các chính sách đào tạo việc làm, nâng cao dân trí. Ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù cho các dân tộc đặc biệt khó khăn như: Mang, La Hủ,..để từng bước xoá đói giảm nghèo, bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a/2008/NQ – CP của Chính phủ. Các chính sách này được thực hiện phải đảm bảo sự công khai, dân chủ tăng cường sự tham gia của các cấp cơ sở thôn, bản, người nông dân trong việc thực hiện chương trình, dự án nghèo và xác định được đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách.
Huy động tốt mọi nguồn lực phục vụ cho công tác giảm nghèo nhanh và bên vững với phương châm: Nhà nước hỗ trợ, nhân dân cùng làm, ưu tiên các công trình bức thiết trước. Bên cạnh đó phải vận động sự tham gia ủng hộ của các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức tại trợ quốc tế….
Tăng cường cán bộ xuống cơ sở, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tại chỗ từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, thực hiện đẩy đủ các chính sách của Nhà nước đối với cán bộ tăng cường cơ sở để động viên, khuyến khích cán bộ làm việc hiệu quả, yên tâm gắn bó với cơ sở.
Tỉnh uỷ cũng chỉ đạo điều hành phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân, xây dựng quy chế phối hợp trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch và các chính sách giảm nghèo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và uốn nắn nhhững sai phạm trong tổ chức thực hiện.