Tình hình kinh tế - xã hội
Thứ bảy 30/11/2024
Chất lượng đời sống văn hóa đã thực sự được nâng cao
 
Vừa qua, UBND tỉnh đã tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 13/NQ – TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khoá XI về “Đẩy mạnh xây dựng, nâng cao hiệu quả, chất lượng đời sống văn hoá cơ sở trong giai đoạn tới” giai đoạn 2007 – 2010.
 
 Sau 4 năm thực hiện, Nghị quyết đã từng bứớc đi vào cuộc sống, sự nghiệp xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trong tỉnh Lai Châu đã có những bước chuyển biến khá mạnh mẽ, đạt được những kết quả tích cực, đã cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đề ra.
 

Ông Nguyễn Giang Nam tổ 11 - Phường Đoàn Kết. Ảnh Thu Hoài

 
Giá trị cụ thể
 
Phong trào “Toàn dân Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn tỉnh đã thu hút được sự quan tâm của các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của người dân các dân tộc trong tỉnh. Đến nay, phong trào đã và đang phát triển, từng bước nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả và thiết thực của phong trào với mục đích: Xây dựng nền văn hoá các dân tộc Lai Châu đậm đà bản sắc, giàu giá trị văn hoá truyền thống.
 
Tỉnh cũng chú trọng nâng cao chất lượng danh hiệu gia đình, thôn bản, cơ quan, đơn vị, trường học văn hoá, từng bước khắc phục những biểu hiện hình thức chạy theo thành tích và phong trào đã đạt được nhiều chỉ tiêu như:
 
Số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá 49.990/76.184 gia đình, đạt 65%, ssố thôn, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá 590/1.112 thôn, bản, đạt 53,1%, Cơ quan đơn vị trường học văn hoá là 600/814 đơn vị đạt 73,7%, số đội văn nghệ thôn bản là 1.038/1.112 thôn, bản, đạt 93%, số thôn, bản có hương ước, quy ước 1.112/1.112 thôn bản, đạt 100%.  
 
Ban chỉ đạo các cấp đã xây dựng quy chế, kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện. Ban chỉ đạo tỉnh đã xây dựng Quy chế phối hợp với UBMTTQ tỉnh, các ban, ngành đoàn thể thực hiện tốt các chức năng tham mưu với các cấp lãnh đạo, tăng cường sự chỉ đạo đối với các phong trào ở cơ sở trong tỉnh, đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế của phong trào và nhất là công tác xây dựng đời sống văn hoá tại các xã vùng sâu, vùng xa.    
 
Ông Nguyễn Giang Nam – 80 tuổi – tổ 11 – Phường Đoàn Kết tâm sự: “5 năm qua gia đình tôi đã được phường công nhận là gia đình văn hoá, năm 2009 gia đình cũng đã vinh dự được Tỉnh tặng bằng khen là gia đình văn hoá. Tôi luôn vận động con, cháu, người thân phải hiếu thảo, lễ phép, chăm ngoan học giỏi, chấp hành tốt mọi chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Bản thân tôi thì thường xuyên tham gia hưởng ứng, đi đầu trong các phong trào của tổ, của phường, của Nhà nước. Vận động bà con tham gia làm đường bê tông hoá ở các ngõ xóm, tránh xa với các tệ nạn và tố giác tội phạm, tham gia các công tác hoà giải tại tổ, cùng tổ trưởng đi giải thích các vấn đề liên quan đến bầu cử cho bà con rõ”.
 
Từ đó, hiệu quả của phong trào đã có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phát huy dân chủ ở cơ sở giữ vững an ninh trật tự xã hội. Thông qua các phong trào các yếu tố văn hoá được khai thác, phát huy, tạo động lực phát triểm kinh tế, góp phần thực hiện “xoá đói giảm nghèo”, bài trừ các hủ tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
 
Việc xây dựng nếp sống văn hoá được đẩy mạnh, nhất là việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo tinh thần Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó các hoạt động thông tin tuyên truyền đã được tăng cường về cơ sở, đã cơ bản đưa được các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các cấp đến với đa số cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân ở các địa phương bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền bằng câu truyện thông tin, giáo dục phổ biến pháp luật, tích cực tuyên truyền miệng đối với các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín,… . Đến hết năm 2010, toàn tỉnh đã có 92% số hộ được nghe đài phát thanh và 82% số hộ được xem truyền hình.
 

Ông Nguyễn Thiện Lai - tổ 11 - Phường Đoàn Kết. Ảnh Thu Hoài

 
Ông Nguyễn Thiên Lai - Tổ trưởng Tổ 11, Phường Đoàn Kết cho biết: “Tổ 11 có 141 hộ bằng 456 khẩu với 6 dân tộc nên khi tiến hành cuộc vận động Nghị quyết 13 /NQ – TU của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khoá XI về “Đẩy mạnh xây dựng, nâng cao hiệu quả, chất lượng đời sống văn hoá cơ sở trong giai đoạn tới” Tổ cũng gặp nhiều khó khăn vì địa bàn rộng, nhiều dân tộc cùng sinh sống. Để khắc phục, Tổ đã đi đến từng gia đình vận động bà con tham gia sinh hoạt các buổi họp, sinh hoạt văn nghệ, từ đó lồng ghép ghép và tuyên truyền tới người dân. Tổ còn phôtô các các tiêu chí gia đình văn hoá để bà con trong tổ ký cam kết, từ đó mở các buổi bình xét hàng tháng, hàng năm. Hưởng ứng ngày bầu cử các cấp tổ vận động bà luôn giữ cho đường làng ngõ xom sạch đẹp”
 
Trong 4 năm qua, UBND tỉnh luôn đẩy mạnh công tác xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở và tích cực xây dựng hệ thống các nhà văn hoá thôn bản xã phường. Tỉnh đã có 297 nhà văn hoá được xây mới và 68/98 xã, phường thi trấn có điểm bưu điện văn hoá. Thường xuyên đổi mới nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động, phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT ở cơ sở, các hoạt động đưa văn hoá, nghệ thuật về cơ sở được tăng cường. Công tác phòng chống, ngăn ngừa các hoạt động phẩn văn hoá, các hủ tục được đẩy mạnh. Tính đến nay toàn tỉnh có 1.038 đội văn nghệ xã, phường, thôn bản và đã tổ chức được hơn 200 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Mỗi năm tổ chức trên 1.700 buổi chiếu bóng, phục vụ khoảng 60 ngàn lượt người xem tại cơ sở, 242 câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sơ và điểm tập thể thao thu hút được 67.012 người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
 
Công tác quản lý của Nhà nước về văn hoá, nhất là ở cơ sở được chú trọng, đội ngũ cán bộ, người làm văn hoá được kiện toàn. Năm 2010, tỉnh đã mở được lớp Trung cấp quản lý văn hoá cho 80 học viên và 23 lớp tập huấn nghiệp vụ tại cơ sở cho gần 1.000  là cán bộ đang công tác tại Ban văn hoá – xã hội các xã, phường, thị trấn.
 
Công tác xã hội các hoạt động văn hoá bước đầu được thực hiện có kết quả nhất định. Từ những kết quả trên, công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của nhân dân, huy động các nguồn lực, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, đời sống vật chất tinh thân của người dân trong các dân tộc trong tỉnh được nâng lên.
 
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015
 
Trong những năm sắp tới, để Nghị quyết đạt được những kết quả cao; UBND tỉnh đã đề ra 5 nhóm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn để phấn đấu đến năm 2015, tất cả các cơ sở trong tỉnh đều xây dựng được đời sống văn hoá phong phú, lành mạnh, tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện vì sự phát triển chung của tỉnh.
 
Một là, để thực hiện được mục tiêu chung ở trên UBND tỉnh đề nghị các Sở, Ban, ngành các cơ quan liên quan cần tập trung nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư, coi trọng xây dựng gia đình văn hoá thôn, bản, cơ quan, đơn vị. Phấn đấu đến 2015 có 80% số hộ gia đình, 60% số thôn bản, tổ dân phố, 90% số cơ quan, đơn vị, trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hoá. Toàn tỉnh xây dựng từ 1 đến 2 huyện điểm về văn hoá, mỗi huyện, thị xã xây dựng 3 -5 đơn vị, xã, phường, thị trấn điểm về văn hoá.
 
Hai là, tăng cường đưa thông tin, truyền thông về cơ sở, đổi mới các nội dung, hình thức tuyên truyền theo hướng sát cơ sở, phù hợp với các đối tượng,…Xây dựng và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, báo cáo viên. Ban hành cơ chế chính sách của tỉnh nhằm khuyến kích và tạo điều kiện cho phát triển xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.  
 
Ba là, tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng thiết chế văn hoá, xây dựng các nhà văn hoá, khu vui chơi công cộng. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% phường, thị trấn, trên 40 % xã, trên 50% thôn, bản có nhà văn hoá.
 
Bốn là, đẩy mạnh các phong trào hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT tai cơ sơ và bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho người dân, tăng cường đưa các đội nghệ thuật vào hoạt động tại các thôn, bản vùng sâu vùng xa. Phấn đấu có trên 80% số bản có đội văn nghệ, trên 70% người dân tham gia thường xuyên các hoạt động văn hoá văn nghệ.
 
Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền, nâng cao vai trò nòng cốt của cơ quan văn hoá, phất huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Xã hội hoá trong xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, đặc biệt là phải khơi dậy và phát huy mạnh mẽ chủ động tích cực và sáng tạo của nhân dân các dân tộc trong xây dựng đời sống văn hoá. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng các tập thể cá nhân có nhiều đóng góp và thành tích trong các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở./.
 
Thu Hoài
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • 'Đu dây' qua sông Nhuệ ở Hà Nội   (25/04/2011)
  • Tiếp nhận, xây dựng mô hình sản xuất và chế biến nấm hàng hóa tại địa bàn tỉnh   (25/04/2011)
  • Sẽ điều chỉnh tăng 350 dịch vụ y tế   (25/04/2011)
  • Hội luật gia tỉnh Lai Châu: Nhìn lại 2 năm củng cố và phát triển   (22/04/2011)
  • Triển khai Đề án thông tin và tuyên truyền về chính sách sản xuất và sử dụng điện   (21/04/2011)
  • Kết quả 5 năm phát triển của cây cao su ở miền núi Phía Bắc.   (21/04/2011)
  • Sự cố gãy bulông camber xe Toyota Fortuner: Khách hàng vẫn bất an   (20/04/2011)
  • Đại gia chân đất sau ngày “lên mây”   (20/04/2011)
  • Tiêu chí cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại   (20/04/2011)
  • 5 đối tượng được miễn thi, đặc cách thi tốt nghiệp THPT   (20/04/2011)
  • Loài người trong vòng vây của chính mình   (19/04/2011)
  • Kết quả sau 4 năm thực hiện nghị quyết 90 của HĐND tỉnh   (19/04/2011)
  • Xây dựng cơ chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản   (19/04/2011)
  • Cung ứng điện mùa khô: Bớt căng thẳng về cung - cầu   (19/04/2011)
  • Giao dịch vàng trầm lắng   (19/04/2011)