Việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách thực hiện các chương trình MTQG được quan tâm ban hành cơ bản kịp thời, phục vụ cho việc chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành. Cơ bản các chính sách, quy định đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh.
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNh
Công tác kiện toàn bộ máy chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình đến thời điểm đánh giá
Đến nay toàn tỉnh đã cơ bản kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 các cấp theo quy định.
- Cấp tỉnh: Kiện toàn ban chỉ đạo tại Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực giảm nghèo làm phó trưởng ban thường trực Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững; Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách nông nghiệp và PTNT làm phó ban thường trực Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới, Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
- Cấp huyện, thành phố: 8/8 huyện, thành phố đã kiện toàn theo quy định tại Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg.
- Cấp xã: 96/96 xã thành lập ban quản lý cấp xã.
Thường xuyên thực hiện rà soát, kiện toàn bộ máy giúp việc ban chỉ đạo các cấp về nông thôn mới, đảm bảo thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc cho ban chỉ đạo các cấp trong triển khai thực hiện.
Ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình
Ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện
- Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG.
+ Đối với Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững: UBND tỉnh ban hành các Quyết định số 01/2017/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 về quy định thực hiện nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Số 12/2018/QĐ-UBND ngày 09/4/2018 về quy định thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2018-2020.
+ Đối với Chương trình MTQG xây dựng NTM: Tỉnh Lai Châu thực hiện theo Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
- Cơ chế phân cấp quản lý thực hiện các Chương trình MTQG: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 55/2016/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 về một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Về ban hành các chính sách tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân: Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 ban hành Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 1095/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 của UBND tỉnh Lai Châu về việc Phê duyệt Đề án phát triển cây sơn tra trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 1204/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 của UBND tỉnh Lai Châu về việc Phê duyệt Đề án phát triển cây quế trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2030; Quyết định số 1232/QĐ-UBND ngày 26/9/2016 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển hạ tầng thiết yếu tại các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2020;
- Về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 và hướng dẫn lập kế hoạch cấp xã.
+ Để triển khai thực hiện chương trình và các quy định của Trung ương, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 về ban hành danh mục loại dự án áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1591/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 về sửa đổi Quyết định 744/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 (theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 01/2017/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
+ Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư các dự án đặc thù các Chương trình MTQG: UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết về quy định chi phí hỗ trợ chuẩn bị và quản lý thực hiện dự án đối với loại dự án áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020. Ban hành quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 760/QĐ-UBND ngày 20/7/2017 về ban hành lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã trên địa bàn tỉnh Lai Châu).
+ UBND tỉnh ban hành các loại thiết kế mẫu tại các Quyết định: Số 952/QĐ-UBND ngày 30/8/2017 về ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đường giao thông nông thôn; số 960/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 về ban hành thiết kế mẫu một số loại công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật; số 1107/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 về ban hành thiết kế mẫu thiết kế điển hình công trình thủy lợi và nước sinh hoạt.
+ UBND tỉnh ban hành Công văn số 2275/UBND-TH ngày 12/12/2017 về hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá hiệu quả tác động các văn bản chính sách đã ban hành
- Việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách thực hiện các chương trình MTQG được quan tâm ban hành cơ bản kịp thời, phục vụ cho việc chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành. Cơ bản các chính sách, quy định đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi, góp phần nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững ở cơ sở.
Việc huy động nguồn lực thực hiện các chương trình MTQG còn gặp nhiều khó khăn, vốn ngân sách Nhà nước (gồm cả vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác), nguồn lực Trung ương phân bổ giai đoạn 2016-2020 chưa theo đúng tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã gây khó khăn cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện như: Còn thiếu chủ động và lúng túng trong việc bố trí nguồn lực để triển khai các nội dung, dự án thành phần của chương trình.
Quy trình thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công đối với các dự án đầu tư còn nhiều bất cập nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ phê duyệt, giao vốn thực hiện các dự án đầu tư của tỉnh.
Cơ chế điều phối, phối hợp và cơ chế phân cấp trong quản lý, điều hành thực hiện chương trình
UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 về việc Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 01/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 16/01/2017 của Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lai Châu về Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 theo đó đã phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban chỉ đạo, trong đó: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp chung các Chương trình MTQG, Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững.
Đối với vốn đầu tư phát triển: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 về việc Ban hành danh mục loại dự án áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu, trong đó: Phân cấp cho xã làm Chủ đầu tư các công trình đặc thù có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng.
Đối với vốn sự nghiệp: Phân cấp cho xã làm chủ đầu tư tất cả các hoạt động hỗ trợ sự nghiệp liên quan đến xã.
Kết quả triển khai công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá Chương trình
Đối với Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững
Hàng năm, Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG đều ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình triển khai, kết quả thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững tại các huyện, thành phố. Trong đó, phân công nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành kiểm tra trực tiếp tại các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn. Năm 2016 triển khai 01 đợt kiểm tra, năm 2017 triển khai 01 đợt kiểm tra, năm 2018 triển khai 02 đợt kiểm tra; ngoài ra các cơ quan chuyên môn tổ chức kiểm tra đột xuất tại cơ sở. Thông qua đó đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại các cấp cơ sở.
Đối với Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới
Công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình ở cơ sở được tăng cường, Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức 24 cuộc kiểm tra ở các huyện, thành phố với nội dung kiểm tra: Công tác duy trì và nâng cao các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn; Kết quả thực hiện và giải ngân năm 2016, năm 2017. Kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch năm 2018.
Sở Nông nghiệp và PTNT kết hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thống kê tổ chức 18 đợt kiểm tra ở các xã đã hoàn thành và dự kiến hoàn thành năm 2017; Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức 29 đợt kiểm tra thường xuyên tại các huyện trên địa bàn, nội dung kiểm tra tập trung vào công tác xây dựng lộ trình, kế hoạch, giải pháp phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới; việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí tại các xã đã đạt chuẩn; việc quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng sau đầu tư; việc triển khai thực hiện phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn,...
NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ
1. Một số nơi cấp ủy, đảng, chính quyền, chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình; công tác lãnh đạo, chỉ đạo có nơi chưa thực sự quyết liệt, bộ máy giúp việc ban chỉ đạo các cấp hoạt động chưa mạnh đa số là kiêm nhiệm; năng lực quản lý điều hành của một số cán bộ, đảng viên trong triển khai thực hiện chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu.
2. Ban hành văn bản hướng dẫn của Trung ương ở một số nội dung thực hiện chương trình chưa được kịp thời.
Phần thứ hai
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
MTQG DỰ ƯỚC ĐẾN HẾT NĂM 2018
KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chương trình
- Bình quân tiêu chí đạt 13,67 tiêu chí, tăng 2,59 tiêu chí so với năm 2015, đạt 91% kế hoạch (KH 13,4 tiêu chí).
- Số xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới 30 xã, tăng 15 xã so với năm 2015, đạt 79% kế hoạch (KH 38 xã).
- Tỷ lệ giảm nghèo giảm bình quân mỗi năm 4,92%, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 25,64%.
- Mục tiêu giảm số huyện nghèo: Kết quả thực hiện đến nay tỉnh Lai Châu đã có 02 huyện thoát khỏi danh sách huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được phê duyệt tại Quyết định 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ (huyện Than Uyên và Tân Uyên).
- Mục tiêu giảm số xã ĐBKK (xã khu vực III): Kết quả thực hiện đến nay tỉnh Lai Châu còn 62 xã ĐBKK (xã khu vực III), giảm 13 xã (17,3%) so với đầu kỳ (75 xã).
- Mục tiêu cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động: Kết quả thực hiện đến nay, 100% cán bộ cấp xã đã được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền.
Đánh giá sự phù hợp của kết quả thực hiện so với mục tiêu của Chương trình
Hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình giảm nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu.
Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh Lai Châu tại thời điểm báo cáo cơ bản đạt và vượt so với kế hoạch năm cuối giai đoạn 2016-2020. Kết quả này phản ánh đúng thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các Chương trình
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Đã có 100% (96/96 xã) số xã đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch nông thôn mới, đến nay một số huyện tiêu chí quy hoạch đã không còn phù hợp với chương trình, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia đang chỉ đạo UBND các huyện, xã rà soát lại để điều chỉnh cho phù hợp.
Về phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
- Giao thông: Hệ thống đường giao thông nông thôn toàn tỉnh có tổng chiều dài 5.263,5 km, tăng 903,64 km, trong đó đường huyện là 852,4 km, cứng hóa được 705,6km chiếm 83%; đường xã là 1.940,4km, cứng hóa được 450,7km, chiếm 23%; đường nội bản, đường dân sinh và đường sản xuất là 2.470,8km, cứng hóa được 834,3 km chiếm 34%, còn lại là đường cấp phối và đường đất.
Ước đến hết năm 2018 toàn tỉnh có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã có mặt đường cứng hóa (tăng 3,13% so với năm 2015); tỷ lệ số bản có đường ô tô, xe máy đi lại thuận tiện 92% (tăng 8,24% so với năm 2015);Toàn tỉnh có 55/96 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông.
- Thủy lợi: Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 959 công trình thủy lợi, tăng 82 công trình, gồm: Công trình hồ chứa: 06 hồ; Công trình tưới tự chảy: 953 công trình (Công trình đầu mối kiên cố 823 công trình, số công trình đầu mối tạm 130 công trình); Tổng số chiều dài kênh mương 2.003 km, tăng 263 km. Ước thực hiện đến hết năm 2018 có 91/96 xã đạt chuẩn tiêu chí thủy lợi.
- Điện nông thôn: Hạ tầng lưới điện được quan tâm duy trì, nâng cấp đường điện nông thôn trên địa bàn đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, hệ thống điện nông thôn vẫn tiếp tục được nâng cấp đảm bảo nguồn điện sinh hoạt cho người dân, đã lắp đặt được 43,84 km điện chiếu sáng nông thôn; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 93%. Ước thực hiện đến hết năm 2018 có 86/96 xã đạt tiêu chí điện nông thôn.
- Trường học: Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học tiếp tục được đầu tư, góp phần nâng cao tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố. Hiện tại tổng số phòng học toàn tỉnh là 6.861 phòng trong đó: 4.471 phòng kiên cố (chiếm 65,16%), tăng 477 phòng, 1.382 phòng bán kiên cố (chiếm 20,1%). Đang triển khai đầu tư xây dựng nhà lớp học tích hợp, các hạng mục phục trợ cho trường Trung cấp nghề, trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn và tiếp tục triển khai Chương trình kiên cố hóa trường lớp học tại 7 huyện; tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị đạt chuẩn quốc gia đạt 36,54%, Ước đến hết năm 2018 có 38/96 xã đạt chuẩn tiêu chí về trường học.
- Cơ sở vật chất văn hóa: Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tiếp tục được đầu tư từ nhiều nguồn lực, xây dựng mới 206 nhà văn hóa, 12 sân bóng đá mi ni cỏ nhân tạo, 325 sân tập các loại khác; Toàn tỉnh có 75/96 xã có nhà văn hóa xã; Số bản có nhà văn hóa là 625 bản. Ước thực hiện đến hết năm 2018 có 46/96 xã đạt chuẩn tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa.
- Cơ sở hạ tầng thương mại: Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại được quan tâm phát triển, cơ bản hệ thống thương mại đáp ứng yêu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân. Ước thực hiện đến hết năm 2018 có 95/96 xã đạt chuẩn tiêu chí về chợ.
- Thông tin và truyền thông: Mạng lưới bưu chính, viễn thông từng bước được nâng cấp, hiện đại hóa, phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc của người dân. Toàn tỉnh có 52 điểm bưu điện cấp xã, số xã có mạng Internet là 96/96 xã. Ước đến hết năm 2018 có 93/96 xã đạt chuẩn tiêu chí về thông tin và truyền thông.
- Nhà ở dân cư: Đã hỗ trợ được 3.865 hộ thuộc diện nghèo xây dựng nhà ở. Ước thực hiện đến hết năm 2018 có 44/96 xã đạt chuẩn tiêu chí về nhà ở dân cư.
Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân
- Thực hiện tốt đề án tái cơ cấu theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Phát triển các vùng sản xuất với các cây trồng có tiềm năng lợi thế, đồng thời có chính sách phát triển để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị như: Vùng chè, cây ăn quả ôn đới, vùng cây ăn quả có múi, cao su, quế, sơn tra, mắc ca,... Chú trọng công tác thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
- Thực hiện đổi mới tổ chức sản xuất, trong đó tập trung vào kinh tế tập thể. Đến nay có 27 hợp tác xã (HTX) đã tổ chức lại, 40 HTX thành lập mới theo Luật HTX 2012, còn 5 HTX chưa tổ chức lại. Toàn tỉnh có có 72 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp([2]iện nay toàn tỉnh có 13 trang trại được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chí quy định Ước đến hết năm 2018 có 72/75 xã đạt chuẩn tiêu chí về tổ chức sản xuất.
- Thu nhập: Ước thực hiện đến hết năm 2018 có 29/96 xã đạt chuẩn tiêu chí về thu nhập.
3.4. Giảm nghèo và an sinh xã hội
Thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào dân tộc, đặc biệt tập trung chỉ đạo công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.
Tổng số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh ước đến hết năm 2018 còn khoảng 24.827 hộ, tỷ lệ nghèo toàn tỉnh còn 25,64%, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm đạt 4,92%, ước đến hết năm 2018 có 31/96 xã đạt chuẩn tiêu chí hộ nghèo.
- Lao động có việc làm: Công tác đào tạo lao động và giải quyết việc làm được quan tâm thực hiện, hàng năm giải quyết việc làm cho 7.050 người, đào tạo 5.996 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,7%, Ước đến hết năm 2018 có 96/96 xã đạt chuẩn tiêu chí lao động có việc làm.
Phát triển giáo dục, y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, môi trường khu vực nông thôn
- Giáo dục: Toàn tỉnh có 8/8 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn XMC mức độ 1; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2 trở lên; đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 trở lên; đạt chuẩn phổ cập giáo dục THPT mức độ 1 trở lên. 96/96 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2 trở lên; đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 trở lên. Ước đến hết năm 2018 toàn tỉnh có 84/96 xã đạt chuẩn tiêu chí về giáo dục.
- Y tế: Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, chất lượng một số dịch vụ kỹ thuật từng bước được nâng lên; công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở được chú trọng; ước đến hết năm 2018 toàn tỉnh có 419 bác sỹ đạt 9,2 bác sỹ/vạn dân (Kế hoạch: 12 bác sỹ/vạn dân), tăng 70 bác sỹ; 71,3% trạm y tế có bác sỹ làm việc, tăng 22,23 điểm %, tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia 71,3%, tăng 22,2% so với năm 2015. Thực hiện tốt các chính sách về bảo hiểm y tế, nhất là đối với người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đến hết năm 2018 ước đạt 93,88%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là 21,3%. Ước đến hết năm 2018 có 67/96 xã đạt chuẩn tiêu chí về y tế.
- Văn hóa: Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa là 82,60%; Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa là 66%; Tỷ lệ cơ quan, đơn vị trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa là 93%. Ước thực hiện đến hết năm 2018 có 76/96 xã đạt chuẩn tiêu chí về văn hóa.
- Môi trường: Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tính đến hết năm 2018 là 80,5%; 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn đã có cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường. Ước thực hiện đến hết năm 2018 33/96 xã đạt chuẩn tiêu chí về môi trường.
3.6. Hệ thống chính trị
- Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; Cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho Nhân dân:Cán bộ, công chức cấp xã có trình độ học vấn từ THCS trở lên 100% (trong đó: 70% có trình độ học vấn THPT); 90% có trình độ từ trung cấp trở lên (33,4% có trình độ từ đại học trở lên); trình độ trung cấp lý luận chính trị: 51%, cao cấp 3 - 4%. Bảo đảm, tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân trên địa bàn tỉnh có 44/96 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Ước thực hiện đến hết năm 2018 có 89/96 xã đạt chuẩn tiêu chí về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.
- Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn:
Công tác thực hiện đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội được tăng cường, chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh vô hiệu hóa các hoạt động của các đối tượng chống phá Nhà nước, tuyên truyền đạo trái pháp luật, mở các đợt cao điểm đấu tranh truy quét các loại tội phạm, tình hình hoạt động của tội phạm cơ bản được kiềm chế. Công tác đảm bảo an toàn giao thông được thực hiện tốt, công tác tuyên truyền phổ biến Luật Giao thông đường bộ, công tác tuần tra, kiểm soát được tăng cường.
Thực hiện tốt công tác xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia. Với phương châm tích cực phòng ngừa, chủ động ngăn chặn, xử lý tốt các tình huống, không để các thế lực thù địch kích động, chống phá; tổ chức tốt công tác nắm tình hình, giải quyết kịp thời các vấn đề, vụ việc phát sinh; tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai bên, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Làm tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương 4 huyện biên giới đẩy mạnh thực hiện các chương trình phối hợp giúp địa phương củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát động phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới, giữ gìn an ninh trật tự thôn, bản, phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo,…
96/96 xã đã có lực lượng dân quân vững mạnh, hoàn thành tốt các chỉ tiêu quốc phòng. Ước đến hết năm 2018 có 92/96 xã đạt chuẩn tiêu chí quốc phòng và an ninh.
Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới: Đến nay đạt bình quân 13,67 tiêu chí/xã, trong đó: 30 xã đạt 19 tiêu chí.
KẾT QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG
Kết quả huy động nguồn vốn cho thực hiện các Chương trình
- Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới là 4.872.800 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách trung ương 420.890 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển 332.190, vốn sự nghiệp 88.700 triệu đồng).
+ Vốn ngân sách địa phương 100.466 triệu đồng.
+ Vốn huy động 43.266 triệu đồng.
+ Vốn lồng ghép 4.308.178 triệu đồng.
- Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững là 1.143.427 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách trung ương 1.009.034 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển 642.034, vốn sự nghiệp 367.520 triệu đồng).
+ Vốn ngân sách địa phương 97.643 triệu đồng.
+ Vốn huy động 13.809 triệu đồng.
+ Vốn lồng ghép 22.421 triệu đồng.
Kết quả phân bổ, sử dụng nguồn vốn thực hiện từng chương trình
Căn cứ vào kế hoạch nguồn vốn ngân sách được thông báo, tỉnh Lai Châu phân bổ kịp thời đúng các quy định của Trung ương, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ là 1.505.444 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương phân bổ là 100.466 triệu đồng, đồng thời UBND tỉnh chủ động lồng ghép các nguồn vốn khác từ các chương trình mục tiêu, vốn cân đối NSĐP trong thời kỳ ổn định, vốn tái định cư, vốn TPCP… để triển khai thực hiện các chương trình.
Đối với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Tổng kế hoạch vốn NSTW giao 420.890 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư: Tổng kế hoạch vốn giao là 332.190 triệu đồng, ước khối lượng thực hiện đạt 475.922 triệu đồng, ước giải ngân đạt 332.190 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 100%.
- Vốn sự nghiệp: Tổng kế hoạch vốn giao là 88.700 triệu đồng, khối lượng thực hiện đạt 88.700 triệu đồng, ước giải ngân đạt 88.700 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 100%.
Đối với Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững
Tổng kế hoạch vốn NSTW giao 1.009.554 triệu đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư: Tổng kế hoạch vốn giao là 642.034 triệu đồng, ước khối lượng thực hiện đạt 643.034 triệu đồng, giải ngân đạt 631.551 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 98,37%.
- Vốn sự nghiệp: Tổng kế hoạch vốn giao là 367.520 triệu đồng, khối lượng thực hiện đạt 367.520 triệu đồng, giải ngân đạt 367.520 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 100%.
Đánh giá việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý ngân sách
Việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý ngân sách luôn được tỉnh quan tâm thực hiện và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Hàng năm ngoài các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán của Trung ương, tỉnh Lai Châu còn chủ động kiểm tra, thanh tra và giám sát việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý ngân sách, kết quả chưa phát hiện những sai phạm trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý ngân sách.
ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN, TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Theo Quyết định số 275/QĐ-TTg, tỉnh Lai Châu có 2 huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 (huyện Than Uyên và Tân Uyên) không được thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư các công trình hạ tầng thuộc Tiểu dự án 1, trong khi điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh Lai Châu nói chung và 02 huyện thoát nghèo nói riêng còn rất nhiều khó khăn, Lai Châu vẫn là tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách thấp, do vậy đã gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai kế hoạch năm 2018.
2. Tiến độ bố trí kế hoạch vốn giai đoạn 2016- 2018 chưa đảm bảo kế hoạch trung hạn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 (03 năm mới bố trí được 48,2% kế hoạch vốn 05 năm của giai đoạn 2016-2020), nên cũng gây nhiều khó khăn cho tỉnh, nhất là trong công tác xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực thực hiện Chương trình.
3. Trung ương chưa xây dựng phương án sử dụng và hướng dẫn thực hiện nguồn kinh phí dự phòng 10% đã được giữ lại của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững được cân đối bố trí cho tỉnh.
4. Công tác tuyên truyền, vận động mặc dù được quan tâm thực hiện, nhưng ở một số nơi người dân còn biểu hiện trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước; ý thức tự giác, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới chưa cao. Bộ máy quản lý chỉ đạo chương trình chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả.
5. Việc áp dụng cơ chế đặc thù trong đầu tư xây dựng các Chương trình MTQG còn khó khăn, lúng túng. Một số cơ chế, chính sách, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương ban hành chậm và thiếu đồng bộ nên địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiển khai thực hiện. Việc huy động các nguồn lực nhất là nguồn lực xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Lai Châu khó khăn do đại bộ phận nhân dân là dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, sản xuất thuần nông là chủ yếu, tỷ lệ hộ nghèo còn cao,...
6. Việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới tại các xã đạt chuẩn còn hạn chế, một số tiêu chí đã đạt nhưng chưa bền vững nhất là các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, môi trường,...; Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, chưa tạo được những sản phẩm có thương hiệu và giá trị gia tăng.
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG
ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 5 NĂM
DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2020
Mục tiêu tổng quát
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; gắn xây dựng nông thôn mới với quy hoạch nông nghiệp, đô thị; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; xây dựng nông thôn dân chủ, ổn định, giầu bản sắc văn hóa, dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2020 có 35-40% xã và 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tiêu chí bình quân đạt 15,5 tiêu chí/xã; không còn xã dưới 10 tiêu chí.
- Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí về nông thôn mới của 30 xã đạt chuẩn đã được công nhận; Phấn đấu hoàn thành thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới được công nhận, đưa số xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới lên 38 xã vào năm 2020. Bình quân tiêu chí/xã toàn tỉnh đạt 15,5 tiêu chí.
- Phấn đấu mức giảm tỷ lệ giảm nghèo bình quân hàng năm đạt 4,28%, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn dưới 20%.
Nguồn vốn
- Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2016-2020) 9.019.320 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách trung ương 1.148.000 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển 886.700 triệu đồng, vốn sự nghiệp 261.300 triệu đồng)
+ Vốn ngân sách địa phương 190.466 triệu đồng.
+ Vốn huy động 107.717 triệu đồng.
+ Vốn lồng ghép 7.573.137 triệu đồng.
- Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016-2020) 2.181.924 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách trung ương 2.048.051 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển 1.453.406 triệu đồng, vốn sự nghiệp 594.645 triệu đồng).
+ Vốn ngân sách địa phương 97.643 triệu đồng.
+ Vốn huy động 36.230 triệu đồng.
NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành thực hiện các Chương trình MTQG.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo các cấp và bộ máy giúp việc ban chỉ đạo các cấp. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các tiêu chí của các ngành được giao phụ trách.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp, nhất là cấp cơ sở.
- Ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đồng bộ để triển khai các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của Lai Châu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc thực hiện các Chương trình MTQG đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những hoạt động không đúng hoặc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho địa phương.
2. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, tạo phong trào xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững một cách mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền nhằm huy động sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia vào công cuộc giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan thông tin, truyền thông, báo, đài chủ động triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền các nội dung của các Chương trình.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong vận động hội viên và Nhân dân tham gia vào công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
3. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông thôn mới cácxã: Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông thôn mới cho phù hợp với tình hình mới. Phê duyệt chủ trương xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và đến năm 2025.
4. Tập trung cải thiện đời sống mọi mặt của nông dân, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo; nâng cao thu nhập, đời sống tinh thần cho người dân; tăng cường hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, dần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách về mức sống giữa nông dân và các thành phần khác,...
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm nhanh lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, lao động vào làm việc ở các doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhất là lực lượng lao động trẻ, gắn với nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương; khuyến khích các doanh nghiệp vào đầu tư tạo việc làm, gắn đào tạo với giải quyết việc làm.
5. Đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, khai thác có hiệu quả các công trình trọng điểm, những công trình trực tiếp phục vụ sản xuất và phục vụ sinh hoạt thiết yếu, theo hướng hiện đại và đảm bảo phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu; sử dụng và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn; tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, thanh tra, giám sát cộng đồng đối với các công trình hạ tầng nông thôn; quan tâm chú trọng đến công tác duy tu, bảo dưỡng công trình.
6. Hoàn thiện các thiết chế văn hóa nông thôn, xây dựng môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, đẩy mạnh thực hiện các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, xây dựng bản, làng, xã, gia đình văn hóa; bảo tồn, tôn tạo, phát huy bản sắc văn hóa của từng địa phương, từng vùng miền. Đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, tích cực đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội và bài trừ các thủ tục ở nông thôn. Tăng cường công tác dự báo, phòng ngừa; giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ, không để xảy ra các điểm nóng.
7. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào thực hiện các chương trình, theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư là chủ yếu, lồng ghép các Chương trình mục tiêu, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp, cùng với vốn đầu tư của doanh nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và tín dụng thương mại.
Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các Chương trình. Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, huy động tối đa nguồn lực của địa phương ưu tiên hỗ trợ cho các xã dự kiến đạt chuẩn và các xã khó khăn, vùng đồng bào thiểu số ít người.
Áp dụng có hiệu quả cơ chế đầu tư đặc thù trong đầu tư xây dựng theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ. Rà soát điều chỉnh các thiết kế mẫu cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đảm bảo phát huy hiệu quả công trình sau đầu tư.
8. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Bổ sung nhân lực và tăng cường năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị và kiến thức hội nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức và năng lực tổ chức thực tiễn cho cán bộ cơ sở; thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020 đội ngũ cán bộ cơ sở cơ bản đạt chuẩn.
Đề xuất, kiến nghị
1. Thực hiện Quyết định số 275/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lai Châu có 2 huyện được phê duyệt thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 (huyện Than Uyên và Tân Uyên) không được thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư các công trình hạ tầng thuộc Tiểu dự án 1. Do điều kiện kinh tế - xã hội 02 huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 còn rất nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách thấp, tỉnh Lai Châu đề nghị Trung ương tiếp tục bố trí vốn cho các dự án đã và đang thực hiện với tổng kinh phí là 90.077 triệu đồng, trong đó: Thu hồi vốn ứng trước: 8.645 triệu đồng, cân đối bố trí cho các dự án chuyển tiếp tại 2 huyện: 12.541 triệu đồng và các công trình khởi công mới năm 2018 đã hoàn chỉnh thủ tục đầu tư: 68.891 triệu đồng.
2. Trung ương cân đối bố trí kế hoạch vốn hàng năm đảm bảo kế hoạch trung hạn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tỉnh chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn lực thực hiện các Chương trình.
3. Trung ương sớm xây dựng phương án sử dụng và hướng dẫn thực hiện nguồn kinh phí dự phòng 10% của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững.
4. Các dự án đầu tư thực hiện các Chương trình MTQG là các dự án nhỏ, có tổng mức đầu tư thấp, tỉnh đề nghị xem xét phân cấp, giao cho các địa phương thực hiện thủ tục thẩm định nguồn vốn, phần vốn và thủ tục thực hiện kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình MTQG năm trước sang năm sau trong khuôn khổ nguồn vốn được giao, và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp chung.
5. Xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 161/2016/NĐ-CP theo hướng: Đối với một số công trình sửa chữa, nâng cấp thuộc các Chương trình MTQG không nhất thiết phải có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình mà căn cứ thực tế của công trình để thiết kế, đầu tư được áp dụng theo cơ chế đặc thù.