Tình hình kinh tế - xã hội
Thứ bảy 30/11/2024
Nhật Bản chưa thay đổi chính sách ODA cho Việt Nam
 
Nhật Bản chưa thay đổi chính sách ODA cho Việt Nam
Trả lời VnExpress.net bên lề chuyến thăm Tập đoàn FPT chiều 22/3, Đại sứ Nhật Bản Yasyaki Tanizaki cho biết ông chưa nhận được bất cứ thông tin nào từ Tokyo về khả năng thay đổi chính sách ODA dành cho Việt Nam.

Đại sứ Nhật Bản Yasyaki Tanizaki
Đại sứ Nhật Bản Yasyaki Tanizaki. Ảnh: Nhật Minh
“Trong thảm họa động đất và sóng thần vừa qua, có 2 điều đã khích lệ người Nhật chúng tôi hơn cả. Trước hết là cách ứng xử bình tĩnh, dũng cảm và đoàn kết của người dân. Thứ 2 là sự động viên, giúp đỡ nhanh chóng, nhiệt tình của bạn bè, trong đó có nhân dân, doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam”, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Nhật tại Việt Nam xúc động chia sẻ.
Theo Đại sứ Tanizaki, chính vì lý do này mà mặc dù ngổn ngang công việc trong những ngày sau thảm họa, ông vẫn cố gắng dành thời gian đi thăm và cảm ơn một số cơ quan, doanh nghiệp đã có những giúp đỡ kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần đối với nhân dân Nhật. Ngoài ra, ông cũng rất quan tâm tới tình hình của 130 nhân viên FPT làm việc tại Nhật, đang chịu ảnh hưởng từ trận động đất và sóng thần hôm 11/3.
Đánh giá về tình hình tại quê nhà, Đại sứ Nhật cho biết thiệt hại mà thiên nhiên gây ra là rất lớn và hiện vẫn chưa thể đo đếm chính xác. Tuy nhiên, với tinh thần của người Nhật cũng như sự giúp đỡ của quốc tế, ông Tanizaki cho rằng quá trình xây dựng và tái thiết sẽ diễn ra nhanh chóng.
Đại sứ Nhật cảm ơn lãnh đạo FPT về sự giúp đỡ của tập đoàn đối với nhân dân Nhật sau thảm họa động đất và sóng thần. Ảnh: Nhật Minh

Tại trụ sở FPT ở Hà Nội, Đại sứ Nhật Yasyaki Tanizaki (trái) đã cảm ơn lãnh đạo tập đoàn về sự giúp đỡ dành cho nhân dân Nhật sau thảm họa động đất và sóng thần vừa qua. Ảnh: Nhật Minh

Riêng về vấn đề viện trợ phát triển chính thức (ODA), Đại sứ Nhật khẳng định, hiện ông vẫn chưa nhận được bất kỳ một tín hiệu nào từ phía Tokyo về khả năng thay đổi chính sách trong thời gian tới. Nguồn viện trợ này cũng như các khoản đầu tư trực tiếp vào Việt Nam từng bị lo ngại về khả năng thu hẹp hoặc thoái lui do nhu cầu vốn để tái thiết kinh tế nội địa sau động đất của bản thân nước Nhật.
Mới trở về sau chuyến thăm và trợ giúp tại Nhật, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình bày tỏ sự cảm phục trước những gì người dân nước này làm được trong cơn thảm họa. “Tôi đặc biệt ấn tượng với tính cộng đồng, sự kiên cường và kỷ luật của người Nhật. Họ sẽ chỉ mất 1-2 năm để phục hồi sau thảm họa này”, ông Bình nhận định.
Nhật hiện là nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất cho Việt Nam với 1,6 tỷ USD được giải ngân trong năm 2010. Năm 2011, vốn cam kết được Chính phủ Nhật đưa ra tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) hồi cuối năm ngoái là 1,76 tỷ USD. Hiện doanh nghiệp Việt Nam đang xuất sang Nhật mỗi năm 1,2 tỷ USD hàng dệt may và 1,6 tỷ USD các mặt hàng thủy, hải sản…
 
Theo vnexpress.net
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • An toàn lao động trên công trường Thủy điện Lai Châu   (22/03/2011)
  • Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2011 của Bộ GD&ĐT, sẽ thêm nhiều đối tượng được tuyển thẳng, ưu tiên   (22/03/2011)
  • Tặng quà cho học sinh nghèo và đồng bào biên giới   (21/03/2011)
  • Giá trị của niềm tin từ bài học nước Nhật   (21/03/2011)
  • Hơn 30 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh bị thiệt hại do rét   (20/03/2011)
  • 1 cậu bé Nhật đã dạy tôi cách làm người   (20/03/2011)
  • Nhận biết bệnh cúm gia cầm   (18/03/2011)
  • Bàn giao, khánh thành điểm Trường Mầm non Mu Chi và Nhú Ma xã Pa Ủ ( Mường Tè )   (17/03/2011)
  • cảnh báo tin tặc có thể lợi dụng động đất ở Nhật bản để lừa đảo   (16/03/2011)
  • Nghe cổ vật sông Hồng kể chuyện   (16/03/2011)
  • Nâng cao đạo đức hành nghề trong hoạt động kế toán, kiểm toán   (16/03/2011)
  • 146 trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh 2011   (16/03/2011)
  • Quân, dân cùng làm - dân thụ hưởng   (16/03/2011)
  • Đẩy nhanh hoàn thiện các hạng mục công trình BV Đa khoa tỉnh   (15/03/2011)
  • Khởi động Dự án đưa hơn 600 trí thức trẻ về huyện nghèo   (15/03/2011)