Tin trong tỉnh
Thứ năm 28/11/2024
Huyện Tam Đường: Chuẩn bị cho mùa trồng rừng
 
Năm 2011, huyện Tam Đường sẽ trồng mới 1.300ha rừng, trong đó 150ha rừng phòng hộ và 1.150ha rừng sản xuất. Hiện nay, Ban Quản lý Dự án rừng phòng hộ huyện chuẩn bị mặt bằng, nhân lực, cây giống… sẵn sàng cho mùa trồng rừng.
 

Công nhân Ban Quản lý Dự án rừng phòng hộ huyện Tam Đường chăm sóc cây giống tại vườn ươm.
 
Được biết, toàn bộ diện tích trồng mới rừng phòng hộ tập trung ở khu vực suối Nậm Dê (thuộc các xã: Sơn Bình, Bình Lư, Bản Bo, Khun Há) và suối Nậm So (thuộc các xã: Tả Lèng, Giang Ma, Hồ Thầu).
 
Rừng sản xuất trồng tại 7 xã: Sơn Bình, Bản Bo, Bình Lư, Nà Tăm, Nùng Nàng, Thèn Sin và thị trấn Tam Đường. Các công ty: Công ty Cổ phần Minh Sơn Chi nhánh tỉnh Lai Châu, Công ty TNHH Tây Bắc Sơn và Công ty TNHH Tường Vũ tham gia trồng rừng.
 
Ông Nguyễn Văn Bạt – Trưởng Ban Quản lý Dự án rừng phòng hộ huyện Tam Đường cho biết: “Ban đã cử cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn nhân dân phát dọn thực bì, đào hố, nghiệm thu sơ bộ hiện trường trồng rừng phòng hộ… Đến thời điểm này, công tác quy hoạch đã đảm bảo yêu cầu liền vùng, liền khoảnh, đất trồng rừng được giao đúng đối tượng. Ban Quản lý Dự án rừng phòng hộ huyện đã đảm bảo thiết kế 100%. Dự kiến sẽ bắt đầu trồng rừng từ trung tuần tháng 6 và kết thúc vào trung tuần tháng 8/2011”.
 
Bản Bo là một trong những xã của huyện Tam Đường triển khai có hiệu quả công tác trồng rừng. Riêng năm 2010, toàn xã đã trồng được 362,98ha rừng sản xuất (vượt 62,98ha so với kế hoạch được giao). Đến thời điểm này, 190ha rừng sản xuất đã được các đơn vị, cá nhân tham gia trồng rừng phát dọn thực bì, đào hố chuẩn bị trồng rừng”.
 
Để giảm chi phí, đáp ứng nhu cầu cây giống trồng rừng, hiện nay, Ban Quản lý Dự án rừng phòng hộ huyện đã ươm 1,3 triệu giống cây keo, táo mèo, thông, tống quá sủ, vối thuốc… tại vườn ươm.
 
Chi nhánh Công ty Cổ phần Minh Sơn đã chủ động ươm được 5 - 7 triệu cây giống, chủ yếu là cây keo.
 
Theo khảo sát của Ban Quản lý Dự án rừng phòng hộ huyện thì tiềm năng đất có thể trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện còn khoảng 9.000ha và rừng phòng hộ 6.000ha.
 
Do vậy, để khuyến khích các hộ dân tham gia góp đất, liên kết các thành phần kinh tế trồng rừng đạt hiệu quả, trước tiên doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ tiền hỗ trợ cho người dân sau mỗi mùa vụ trồng rừng.
 
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của huyện cần thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các cơ chế, chính sách đầu tư khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc rừng.
 
Theo báo Lai Châu
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • Ban dân tộc kỷ niệm 65 năm truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc   (04/05/2011)
  • Làm giàu từ nuôi nhím   (19/04/2011)
  • Hội chữ thập đỏ - niềm tin của mọi nhà   (19/04/2011)
  • Giao ban báo chí quý I   (06/04/2011)
  • Kiểm tra sẵn sàng động viên quân nhân dự bị Đại đội 2   (04/04/2011)
  • Hơn 160 hội viên nông dân được vay phân bón trả chậm   (04/04/2011)
  • Huấn luyện công tác PCCC tại Khách sạn Mường Thanh   (04/04/2011)
  • Đưa điện lên núi xóa nghèo   (01/04/2011)
  • Huyện Tam Đường: Đa dạng các hình thức tuyên truyền   (01/04/2011)
  • Huyện Tân Uyên Hội nghị hiệp thương lần thứ 2   (01/04/2011)
  • HN giao ban các DN Bưu chính - Viễn thông quý I và triển khai KH đảm bảo thông tin phục vụ bầu cử   (30/03/2011)
  • Cử tri nơi cư trú nhất trí giới thiệu đồng chí Chu Lê Chinh, Sùng Thị Sua ứng cử ĐBQH khoá XIII   (30/03/2011)
  • Tập trung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, toàn diện, rộng khắp   (29/03/2011)
  • Đề án 1816 cơ hội tốt để nâng cao năng lực   (29/03/2011)
  • Ký kết chương trình phối hợp công tác dân vận   (27/03/2011)