Tin trong tỉnh
Thứ năm 28/11/2024
Làm giàu từ nuôi nhím
 


Anh Hà đang chăm sóc cho đàn nhím

“Nuôi ý tưởng làm giàu không khó”, vợ chồng anh Lương Mạnh Hà và chị Phạm Thị Phương Thảo, ở phường Tân Phong thị xã Lai Châu đã mạnh dạn tìm hướng đi mới đó là nuôi nhím. Đến nay, gia đình anh là hộ nuôi nhím nhiều nhất trong tỉnh với 36 cặp nhím.
 
“Tiếng lành đồn xa”, chúng tôi tìm đến với gia đình anh Hà, chị Thảo và được nghe anh chị tâm sự: Năm 2003 anh lên công tác tại Điện lực tỉnh Lai Châu (nay là công ty điện lực), ngày đó lương công chức mới ra trường chẳng đáng là bao. Khi lập gia đình, với mức lương ít ỏi không đủ chi trả cho bao nhiêu khoản tiền không tên, anh luôn trăn trở tìm hướng làm giàu.
 
Được nghe nhiều người nói về nghề nuôi nhím nên trong chuyến đi công tác tại tỉnh Sơn La, Điện Biên anh đã tranh thủ đi thăm quan một số mô hình trang trại nuôi nhím thành công. Qua tìm hiểu anh được biết nhím là loài vật ăn tạp và rất dễ nuôi nên anh về bàn với vợ, được vợ ủng hộ, anh đã mạnh dạn đi vay bạn bè, người thân và Ngân hàng Chính sách tiền để “bắt tay” vào làm giầu.
 
Anh Hà thuê hơn 1ha đất tại bản Mà Phô, xã Giang Ma, huyện Tam Đường, đầu tư xây dựng chuồng trại và khai phá đất để trồng ngô, khoai, sắn, rau, củ, quả lấy thức ăn cho nhím. Với số vốn ban đầu, năm 2008, anh mua 3 đôi nhím về nuôi thử nghiệm. Thời gian đầu nhím phát triển rất tốt, khi nhím chuẩn bị sinh sản gặp trời rét hại cộng thêm chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên một con nhím mẹ đã bị chết. Nhưng không làm anh nản chí.
 
Anh Hà tâm sự: “Lúc đó, tôi đã phải động viên vợ rất nhiều, rồi hai vợ chồng cố gắng khắc phục mọi khó khăn. Để tìm hiểu thêm về kỹ thuật nuôi nhím, tôi vào mạng tìm kiếm thông tin và tham khảo kimh nghiệm từ bạn bè. Nhờ nắm chắc những kiến thức về chăm sóc nhím tôi đã nuôi được những con nhím khoẻ mạnh và sinh sản đều đặn, từ đó đến nay đàn nhím của gia đình tôi luôn phát triển tốt”.
 
Chị Thảo vợ anh tâm sự: “Đang nuôi nhím tốt, định nhân rộng thêm chuồng trại để phát triển đàn nhím thì chủ đất lại phá hợp đồng không cho thuê để lấy đất bán cho người khác. Bao nhiêu vốn vợ chồng chị dồn hết vào xây dựng chuồng trại nay phải ra đi “tay trắng”. Chị xót của bàn với chồng bán nhím đi không nuôi nữa, nhưng anh Hà không nghe. Hai vợ chồng lại vất vả ngược xuôi đi tìm thuê đất khắp nơi, may sao thuê được gần 1.000m vuông đất gần nhà. Từ khi chuyển về gia đình chị tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền thuê nhân công, ngoài giờ làm, cả nhà lại thức khuya, dậy sớm chăm sóc đàn nhím.”
 
 Từ những cặp giống ban đầu đến nay, trong chuồng nhà anh Hà đã có 36 cặp nhím trong đó có 26 cặp nhím bố mẹ. Trung bình một năm mỗi con nhím mẹ đẻ được hai lứa, mỗi lứa đẻ được từ 1 đến 3 con. Cứ như vậy mỗi năm đàn nhím của anh đẻ được 42 đôi, anh bán đi 22 đôi, còn lại để nhân giống. Với giá hiện nay một cặp nhím giống bán được từ 14 - 15 triệu đồng. Trừ mọi chi phí gia đình anh thu lãi trên 150 triệu đồng/năm.
Gần 4 năm nuôi nhím, anh Hà chia sẻ: “ Tuy nuôi nhím đầu tư ban đầu khá lớn nhưng lợi nhuận mà nó mang lại rất cao. Hơn thế nữa nhím là con vật rất dễ nuôi, ít bệnh, ít tốn công chăm sóc, thức ăn của nhím cũng khá đơn giản, chúng ăn tất cả các thứ rau, củ, quả, hạt… Chuồng nuôi không cần rộng mỗi ngăn chỉ cần 1,2 m vuông là nhốt được 2 con rồi. Ngoài tận dụng những thức ăn có sẵn trong vườn, hàng ngày chị ra chợ mua các thứ rau, củ, quả héo với giá rẻ về cho nhím ăn để tiết kiệm chi phí. Việc vệ sinh chuồng trại hàng ngày cho nhím cũng đơn giản, mỗi ngày rửa chuồng một lần và chăm sóc nhím đúng kỹ thuật thì nhím phát triển rất tốt”.
 Hàng năm nhím của gia đình anh sinh trưởng tới đâu thì có khách đặt mua đến đó, nhiều khi khách hàng phải đặt trước mấy tháng.
 
Thịt nhím không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có khả năng chữa bệnh rất tốt: bao tử nhím là một loại dược liệu quý chữa đau bao tử, kích thích tiêu hoá; lông nhím thường được các cơ sở mua làm đồ trang sức, làm thuốc chữa đau răng, trĩ, ngứa; phổi nhím chế biến dùng cho người già và trẻ em nâng cao sức đề kháng… Ngoài ra thịt nhím ít mỡ, nhiều nạc, là món ăn khoái khẩu mà ít người có dịp được thưởng thức vì nhím thương phẩm trên thị trường rất đắt. Anh Hà cho biết thời gian tới gia đình anh sẽ đầu tư thêm chuồng trại để nuôi nhím thương phẩm cung cấp cho thị trường”.
 
Từ thành công của gia đình anh Hà, hi vọng đây sẽ là một nghề mới giúp cho nhiều hộ gia đình ở Lai Châu xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.


 
Theo laichau.gov.vn
 print   send mail
Các tin đã đăng
  • Hội chữ thập đỏ - niềm tin của mọi nhà   (19/04/2011)
  • Giao ban báo chí quý I   (06/04/2011)
  • Kiểm tra sẵn sàng động viên quân nhân dự bị Đại đội 2   (04/04/2011)
  • Hơn 160 hội viên nông dân được vay phân bón trả chậm   (04/04/2011)
  • Huấn luyện công tác PCCC tại Khách sạn Mường Thanh   (04/04/2011)
  • Đưa điện lên núi xóa nghèo   (01/04/2011)
  • Huyện Tam Đường: Đa dạng các hình thức tuyên truyền   (01/04/2011)
  • Huyện Tân Uyên Hội nghị hiệp thương lần thứ 2   (01/04/2011)
  • HN giao ban các DN Bưu chính - Viễn thông quý I và triển khai KH đảm bảo thông tin phục vụ bầu cử   (30/03/2011)
  • Cử tri nơi cư trú nhất trí giới thiệu đồng chí Chu Lê Chinh, Sùng Thị Sua ứng cử ĐBQH khoá XIII   (30/03/2011)
  • Tập trung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, toàn diện, rộng khắp   (29/03/2011)
  • Đề án 1816 cơ hội tốt để nâng cao năng lực   (29/03/2011)
  • Ký kết chương trình phối hợp công tác dân vận   (27/03/2011)
  • Diễn đàn Tuổi trẻ hành động “Vì biên cương Tổ quốc”   (23/03/2011)
  • Lai Châu: Sẽ đơn giản hóa TTHC tại tất cả các cơ quan, đơn vị thực hiện   (23/03/2011)